Bắc Tống phong lưu

Chương 1911-2: Gió bấc gào thét (2)


Cứ như vậy tới tới lui lui làm tiêu hao lực lượng. Không đến bảy ngày, bốn vạn binh mã Yến Quân ti trấn Hắc Thủy giờ chỉ còn lại hai vạn.

Không còn cách nào khác, tướng phòng thủ thành Hắc Thủy chỉ có thể nhanh chóng điều động khoái mã khẩn trương triệu hồi số lượng quân chi viện đã điều đi kia. Ta còn không giữ được chính mình, lại phải đi giúp người, đó là chuyện không thể.

Thế nhưng như nhà dột mà lại gặp mưa dầm suốt đêm. Số viện binh phái đi kia nghe nói cả đại bản doanh đụng phải sự tấn công dữ dội của quân Kim. Lòng người rối loạn, người thân của bọn họ toàn bộ lại đều thành Hắc Thủy cho nên khẩn trương lui về.

Nhưng mà ngay lúc bọn họ rút lui thì phía sau đột nhiên xuất hiện một toán quân Kim. Số quân không nhiều nhưng cũng khoảng một vạn người ngựa. Tuy số binh lực này còn kém xa nhưng đám quân chi viện đã không còn lòng dạ nào mà ham chiến. Hơn nữa chuẩn bị lại không đủ, bị đám quân Kim liên tiếp tấn công, thiếu chút nữa toàn quân đã bị tiêu diệt rồi. Thật khó khăn, vất vả lắm mới ngăn trở được.

Nhưng cứ như vậy, bọn họ lại mất đi một khoảng thời gian cứu viện quý giá nhất.

Bờ đông nam biển Cư Diên ở phía bắc thành Hắc Thủy chính là nơi nằm giữa thành Hắc Thủy và ti Yến Quân trấn Hắc Thủy đóng quân. Tại đây, Hoàn Nhan Ngân Thuật Khả thống lĩnh toàn bộ quân đội chủ lực đánh một trận quyết liệt với quân Hắc Thủy.

Lúc đó, Hoàn Nhan Hi Doãn đang tự mình dẫn đầu một toán quân vượt qua biển Cư Diên trực tiếp từ đằng sau bao vây quân Hắc Thủy. Khi ấy, quân Hắc Thủy đang chiến đấu ác liệt với Hoàn Nhan Ngân Thuật Khả. Hoàn Nhan Hi Doãn đột nhiên từ phía sau đánh tới, quân Hắc Thủy lập tức tan tác. Lúc đó thảm hại đến mức độ nào thật không kể xiết. Bức bách toàn bộ quân đội của Tây Hạ phải nhảy xuống biển Cư Diên. Trên bờ đã không còn nơi nào để bọn họ nương tựa. Hoặc là đi sao hỏa hoặc là đi vào nước, dù sao quân Kim cũng không có thuyền.

Nhưng biển Cư Diên vẫn biến thành một biển xác.

Hoàn Nhan Ngân Thuật Khả sau khi tiêu diệt toán quân Hắc Thủy này, ngựa không dừng vó, thừa cơ tiến công viện quân vừa mới đuổi tới. Toán quân chi viện bị tập kích không kịp thở, nhanh chóng bị Hoàn Nhan Ngân Thuật Khả đánh bại.

Trận chiến này khiến cho nhuệ khí quân Kim tăng cao. Đảo qua bối cảnh suy tàn trong trận Hoàng Hà trước đây thì dường như thời đại bách chiến bách thắng của Hoàn Nhan A Cốt Đả lại trở về. Mà Hoàn Nhan Ngân Thuật cũng dựa vào trận chiến này mà vang danh Tây Hạ. Chỉ trong vòng nửa tháng đã tiêu diệt bảy vạn quân đội tinh nhuệ. Việc này lợi hại đến dường nào.

Quân Kim thuận lợi chiếm giữ thành Hắc Thủy. Hoàn Nhan Hi Doãn vốn coi trọng thành Hắc Thủy như vậy là vì ở đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là lương thực trong thành Hắc Thủy rất sung túc. Việc này đối với bọn họ mà nói thì thật giống như là trời hạn gặp mưa. Bọn họ hành quân từ xa đến đây, tiếp viện khó mà chuyển đến được, nếu như Hoàn Nhan Tông Vọng không tiến công thì bọn họ nhất định phải rút lui rồi. Người Mông Cổ tuy cung cấp cho họ không ít dê bò nhưng so với ba vạn đại quân thì cũng như là đem muối bỏ biển. Người Mông Cổ khốn cùng có thể nuôi nổi nhiều người như thế sao.

Đại quân của Hoàn Nhan Tông Vọng cũng dựa vào vương triều Cao Xương Hồi Cốt và Đông Khách Lạt Hãn mà duy trì.

Mà thành Hắc Thủy thật như là một kho báu vậy. Binh lính, lương thực sung túc, dồi dào; ruộng đất phì nhiêu, thật giống như phủ Yến Sơn lúc trước đây. Sau khi chiếm được thành Hắc Thủy, đoạn đường binh mã của Hoàn Nhan Hi Doãn sẽ không còn gì phải lo lắng nữa.

Nhưng Hoàn Nhan Hi Doãn cũng không thừa dịp truy kích mà vội vàng điều động bách tích từ vùng biên giới đến đây, củng cố lại hệ thống phòng ngự ở vùng đất này. Đồng thời hạ lệnh không cho quấy rầy dân chúng, lập tức khôi phục trật tự trong thành. Các ngươi làm ruộng thì cứ làm ruộng, chăn thả thì cứ chăn thả. Bởi vì thành Hắc Thủy chính là một vựa lúa có thể tiếp viện liên tục và lâu dài. Cho nên có thể nói Hoàn Nhan Hi Doãn vô cùng trân trọng tòa thành này.

Ngoài ra vẫn còn một nguyên nhân khác nữa. Chính là thành Hắc Thủy này cách phủ Hưng Khánh và quân đội chủ lực của Hoàn Nhan Tông Vọng quá xa. Xung quanh cũng không có trọng trấn nào. Ngươi đi thật lâu mới có thể tìm được kẻ thù. Mùa hè kể như cũng sắp đến rồi, cho nên Hoàn Nhan Hi Doãn đã chọn ở lại thành Hắc Thủy này để nghỉ ngơi lấy lại sức lực.

Từ đó, mười hai giám quân ti của Tây Hạ chỉ còn lại mười cái quá nửa. Bởi vì Bình Tây quân ti cũng đã hấp hối rồi.

Thật ra lúc này mười hai giám quân ti đã còn lại chín cái quá nửa. Bởi vì Hoàn Nhan Tông Vọng ở phía tây Tây Hạ cũng liên tiếp đắc thắng. Gã trước là tự mình thống lĩnh quân chủ lực thuận tợi đánh chiếm thành Thường Lạc. Đây là một trận chiến vô cùng sảng khoái. Điểm then chốt chính là Qua Châu không dám điều quân tới ứng cứu. Vốn thành Thường Lạc nằm ở phía trước Qua Châu, đây chính là phòng tuyến thứ nhất nhưng Hoàn Nhan Tông Vọng đã dùng diệu kế phái một đội quân vượt qua thành Thường Lạc. Ở bên trong quanh co vòng vèo làm ra vẻ huyền bí.

Ở Qua Châu này dấy lên một hồi, không dám tùy tiện điều động một lần nữa. Bọn họ cho rằng đây lại là một thủ đoạn vây đánh của quân tiếp viện.

Thật ra Hoàn Nhan Tông Vọng muốn tấn công thành Thường Lạc.

Tướng phòng giữ thành Thường Lạc đó xem ra không hiểu rồi. Ngươi ở sau lưng chúng ta, chúng ta giúp ngươi chống đỡ kẻ thù. Ta ở đây gặp phải sự tấn công dữ dội, các ngươi việc rắm gì cũng không có, lại còn không xuất binh đến cứu viện chúng ta. Tướng phòng giữ Qua Châu, Lý Nhân Hoài này có thể xem là trái tim hàn lạnh đến tuột cùng của binh sĩ thành Thường Lạc. Hoàn Nhan Tông Vọng chỉ vây đánh trong ba ngày thì đã đánh chiếm được trái táo đỏ này. Tướng phòng giữ thành Thường Lạc ngay lập tức ra khỏi thành đầu hàng. Trận chiến này vẫn còn phải đánh sao, quân đội nhỏ nhoi của lão tử chính là đang đối mặt với quân đội chủ lực của Kim quốc đó.

Còn chính thức vây đánh viện binh thì thật ra Hoàn Nhan Tông Vọng không cần phải đánh viện quân của Qua Châu mà là công kích viện quân từ Túc Châu tới.

Đại tướng Thuật Liệt Tốc Đẳng thống lĩnh hai vạn binh lính lặn lội đường xa, vượt qua Qua Châu. Giữa đường lại đánh bại số quân chi viện này, giết địch vô số.

Hai đường viện quân mất hết, thành Thường Lạc lại bị mất. Qua Châu hoàn toàn bị cô lập không có viện trợ. Lý Nhân Hoài liều màng chống cự bảy ngày. Cuối cùng Hoàn Nhan Tông Vọng công phá Qua Châu. Lý Nhân Hiếu trong phá thành chiến đấu bị trúng tên mà bỏ mạng.

Cục diện Tây Hạ vốn đã ngập tràn nguy cơ. Quân tinh nhuệ ở hai hướng tây, bắc đều đã mất hết. Trong chớp mắt đã đánh mất ba thành trì trọng yếu. Vương triều Tây Hạ đã ở trong tình thế lung lay sắp đổ. Thế nhưng một mùa hè nóng bức từ trên trời đột nhiên giáng xuống xem như đã giúp cho Tây Hạ một đại ân.

Hoàn Nhan Tông Vọng vốn còn muốn gióng thêm một hồi trống cổ vũ tinh thần để chiếm luôn Túc Châu. Nhưng khi gã một đường đánh tới sông Hắc Thủy thì thời tiết bỗng nhiên nóng lên. Việc này thật là hết cách, người Nữ Chân bọn họ không am hiểu việc tác chiến trong những ngày mùa hè nóng bức mà chiến mã của họ cũng không thích ứng nổi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.2 /10 từ 10 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status