Cực phẩm tài tuấn

Chương 229: Thiên



Đường Kính Chi cười nhạt, chuyện đã tới lúc này đám người Vương Mông không xoay chuyển được gì nữa, vì chỉ cần Đường gia công bố chuyện này ra không bị bài xích thái quá dẫn tới hỗn loạn bất mãn là thành công, người nào còn nghi hoặc thì ngày mai sẽ chứng minh tất cả, tin rằng nạn dân không tới mức ăn hết bữa cơm hôm nay là bỏ đi hết.

Nên y ung dung muốn những kẻ này lộ diện hết để về sau âm thầm theo dõi tiện ứng phó, đám tôm tép này không cần xử lý làm gì, nếu không Vương Mông lại phái những tên khác tới lại mất công tìm chúng lần nữa, nên quay sang thì thầm căn dặn Ngọc Nhi.

- Ngươi, ngươi đánh rắm, lão đây nói lời ngay, làm việc thẳng, không thèm làm chuyện vô lương tâm như các ngươi.

Không ngờ ông già bị vu vạ đã chịu không nổi, cả đời ông ta chưa làm chuyện gì xấu, lần đầu tiên bị rỉa rói, tức tới nghẹn lời.

Người con trai thấy cha kích động run rẩy, vội bế ông xuống xe, vỗ lưng cho cha, không ngờ mấy kẻ kia thấy thế được thể làm già.

- Có gan đừng chạy, có phải là chột dạ rồi không?

- Đúng thế, giỏi thì đứng ra đây đối chất, cẩu nô tài của Đường gia.

Bị mấy kẻ đó khích bác xúi bậy, nạn dân đứng ngây ra đó, không biết nên nghe ai, bắt đầu có tiếng xì xào:

- Câm mồm.

Đường Kính Chi phẫn nộ quát lớn, thấy vị gia chủ luôn nho nhã đột nhiên nổi giận thì im thít:

- Kẻ nào vừa lên tiếng đi ra đây nói chuyện, đừng núp sau lưng người khác làm trò ném đá dấu tay đâu phải anh hùng hào hán, ra đây cho ta xem các ngươi thực sự là nạn dân, hay là tay chân kẻ nào có lòng dạ bất lương muốn phá hoại khiến nạn dân chết đói, các ngươi có ý định gì, phải chăng muốn làm Minh Hà ta hỗn loạn để thừa cơ tạo phản. Đám phản nghịch ra đây.

Hộ vệ Đường gia đồng loạt lên tiếng trợ uy cho chủ tử:

- Ra đây! Ra đây!

Bọn tay chân của Vương Mông nào dám thò đầu ra, bọn chúng đều là người ở vùng này, trong nhà có già có trẻ, Đường gia không làm gì được Vương đại nhân, chứ đối phó với hạng tôm tép như bọn chúng như đối phó với con kiến, tấm gương tám tên thổ phỉ gây chuyện bị Đường gia giết chết còn sờ sờ ra đó.

Có điều chúng chưa chịu thua, âm thầm tính kế xúi bẩy nạn dân chống lại Đường gia.

- A di đà phật, thiện tai thiện tai.

- Vô lượng đạo tôn.

Đột nhiên đằng sau nạn dân có tiếng niệm Phật hiệu và Đạo danh, do người quá đông, lại cách xa, Đường Kính Chi chỉ nhìn thấy có người đang đi về phía bên này, còn nạn dân tự giác nhường đường ai ấy mặt mày vô cùng thành kính, miệng cũng khẽ lẩm nhẩm đọc theo.

Đợi đoàn người kia tới gần, Đường Kính Chi mới phát hiện ra là một đám hòa thượng trọc đầu và đạo sĩ tay cầm phất trần, nhưng trừ một tăng một đạo đi đầu, những người còn lại tuổi đều chừng 20, có lẽ vì quanh năm niệm kinh tu đao, ăn chay nhiều vẻ mặt khắc khổ chất phác, hai mắt nhìn chằm chằm xuống dưới chân.

Nhìn hòa thượng và đạo sĩ, Đường Kính Chi bất giác nhớ tới Thiên Niên Đạo Tiên và Bách Niên Phật Đà, thầm thấy lạ, Phật Đạo hai nhà vốn xung đột vậy mà mấy người này không những xây chùa cạnh nhau mà xuất hành cũng cùng nhau.

Y nghe nói sư và đạo sĩ hai nơi này, cực kỳ ít khi xuống núi, càng tuyệt đối không có chuyện đi tuyên truyền tín niệm của mình, chỉ chuyên tâm khổ tu, bởi thế ngay cả thời đại vị đại đế có danh xưng "ác ma" kia trừ Phật diệt Đạo mà một chùa một đạo quán này vẫn đứng sừng sững.

- A di đà phật, dám hỏi thí chủ có phải là Đường Kính Chi, Đường thí chủ?

Đại hòa thượng đi đầu tuổi ước chừng 50, để râu dài nửa xích, đầu có tám chấm hương, mặc tăng bào màu xám đã giặt tới bạc trắng, nhưng rất sạch sẽ, chân đi giày cỏ, tới thẳng trước mặt Đường Kính Chi chắp tay hỏi:

Thấy vị hòa thượng đối diện có vài phần phong phạm cao tăng đắc đạo, Đường Kính Chi không dám chậm trễ, vội nhảy từ trên xe xuống đáp lễ:

- Đúng thế, tại hạ là Đường Kính Chi.

- Vô lượng đạo tôn, nếu Đường thì chủ ở đây, xin nhận thư đích thân Tử Vân đạo trưởng của tệ quán quán chủ viết.

Một vị đạo sĩ mặt trắng trẻo không râu tuổi chừng ba mươi đi tới, người này đi song song với vị hòa thượng, ăn mặc đơn giản, mép đạo bào có mấy mảnh vá, tay cầm phất trần, tóc đen vấn cao, dùng một cái trâm gỗ xuyên qua, thay áo với Đường Kính Chi thì trông còn phong lưu tiêu sái hơn vài phần.

- A di đà phật! Xin thí chủ nhận lấy cả thư của phương trượng Hư Phù, chủ trì tệ tự.

Vị hòa thượng kia cũng đi tới lấy từ trong ống tay áo ra một phong thư giấy Tuyên Thành màu trắng đưa cho Đường Kính Chi.

Không ngờ hai vị đạo tiên phật đà nổi danh khắp thiên hạ lại cùng gửi thư cho mình vào lúc này, còn nhớ trước kia y ốm bệnh, Đường lão thái quân không tiếc tiền bạc mời hai vị này xuống xem số cầu phúc cho y nhưng bị từ chối khéo léo, giờ cùng gửi thư cho mình là sao?

- Đường thí chủ, tệ quán chủ/ tệ tự có dặn, mời thì chủ nhận thư xong lập tức mở ra.

Một tăng một đạo giao thư vào tay Đường Kính Chi rồi lùi một bước nói:

Hả? Mở ngay bây giờ?

Đường Kính Chi nghe vậy càng lấy làm lạ, hoang mang mở thư của Tử Vân đạo trưởng trước, hai chữ lớn lọt vào mắt y, vội mở luôn thư của Hư Phù phương trượng, không ngờ cũng là hai chữ tương tự.

" Thiện!"

Chẳng hiểu sao hai chữ này đập vào mắt Đường Kính Chi rùng mình, tưởng chừng có hai cặp mắt ở hư không nhìn thấu qua y, mang theo sức mạnh thần bí làm y khiếp sợ.

Hai tờ giấy này rất lớn, nói chính xác giống hai cuộn giấy hơn, vì tuy đặt trong phong thư, mỗi đầu tờ giấy đều dán vào khúc gỗ nhỏ như cái đũa, Đường Kính Chi vô thức giơ hai tờ giấy lên so với nhau, một bút lực mạnh mẽ như muốn xuyên thủng giấy, một một mềm mại như chỉ dán hờ bên trên, nhưng đầu rất rõ ràng.

Gió nhẹ thổi qua làm hai tờ giấy lay động, nạn dân gần đó cũng có người biết chữ, hai chữ đơn giản nên nhìn đằng sau vẫn thấy rõ, liền lẩm nhẩm đọc ra.

Thế là một truyền mười, mười truyền trăm, truyền từ hàng đầu tới tận cuối cùng, mấy vạn người tụ vào một chỗ, cùng lẩm nhẩm hai chữ "đại thiện", ù ù như đàn ong vỗ cánh.

- Án .. Ma ... Ni... Bát .. Minh .. Hồng!

Vị tăng nhân đi đầu đột nhiên chắp tay lại, người ngả về phía trước niệm phật kinh, các đệ tử đằng sau cũng lập tức nhắm mắt lại đọc theo, mấy hòa thượng cuối cùng tuổi nhỏ gõ cá gỗ màu tím trong tay, vang lên những tiếng "cộc, cộc, cộc!"

- Vô lượng đạo tôn.

Đồng thời các đạo sĩ cũng bắt đầu đọc kinh văn của Đạo gia.

Lục tự chân ngôn của Phật gia, cùng đạo kinh của Đạo gia đan xen vào nhau đánh tới tiếng ong kêu ù ù kia, giống như một tảng đá rơi vào ao nước, tạo nên từng vòng sóng rung đông lan tỏa bốn xung quanh.

Lạ một điều là cả hai nhà Phật Đạo, kinh ngữ khác nhau nghe qua có phần hỗn loạn, nhưng từng chữ từng chữ lọt vào tai mọi người không lẫn lộn chút nào.

Nạn dân gần đó nghe thấy trước tiên, lập tức im tiếng, sau đó đổi sang khuôn mặt thành kính, quỳ gối xuống bái lạy phía hòa thượng đạo sĩ, thời đó con người ta cực kỳ mê tin, tin vào thần linh ma quỷ, trong đó hương chúng của đạo giáo phật giáo nhiều nhất.

Người đằng sau cũng dần dần nghe thấy tiếng đọc kinh, từng câu từng câu chân ngôn Phật Đạo truyền vào trong tai như, như có dòng thác đổ từ trên đầu xuống, vì thế cũng vội quỳ bái lạy.

Đường Kính Chi đứng trước mặt hai đoàn người Phật Đạo, tận mắt nhìn thấy mấy vạn người quỳ gối hạ mình lẩm nhẩm đọc kinh cầu phúc, mặc dù y là kẻ không tin quỷ thần nhất nhưng cũng bị cảnh tượng hoành tráng này làm chấn động.

Thời khắc đó những bách tính trần tục kia như thoát khỏi trần thế phù hoa, chỉ biết quỳ bái trước sức mạnh vô biên, ai nấy mặt mày trang trọng thành kính, tâm linh cũng được kinh ngữ gột rửa sạch sẽ, vô cùng thuần khiết.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8 /10 từ 21 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status