Đạo mộ bút ký

Quyển 7 - Chương 3-1: Bút tích

Chết tiệt! Da đầu tôi tê rân rân, toàn thân phát run lên, thầm thảng thốt chuyện quỷ gì đây? Vào cái năm 1990, trên giấy niêm phong ở một trường đại học có bút tích của tôi ư?

Không đúng! Chắc chắn là tôi nhìn nhầm rồi! Tôi thầm nghĩ, không thể nào có chuyện ngược đời như vậy xảy ra, nhưng cùng lúc biết rằng bản thân có linh cảm rất tốt với việc nhận mặt chữ, đó là bản năng được tôi luyện qua quá trình nhìn hơn mười vạn bản dập, tuyệt đối không thể qua được mắt tôi.

Chắc có khi chỉ là trùng hợp, tôi viết bằng bút kim tinh, có lẽ người đó cũng có nét chữ như vậy nên ngẫu nhiên thấy giống.

Cho tay lên vỗ gáy, cố gắng đào ra cả trăm lý do, giống như một cậu trai đang tìm kiếm lời bào chữa cho mình sau khi đi sai đường. Nghĩ tới đó tôi lại thấy hơi nực cười, biết những lời bào chữa đó hoàn toàn không thể dùng để tự lừa mình.

Nhìn đồng hồ trên tay, đã tới nửa đêm, lúc này mà gọi Đỗ Quyên Sơn ra thì không khả thi, nhưng tối nay chắc bản thân khó mà chợp mắt được. Dù sao thì cửa phòng tài liệu kia cũng không có, khỏi cần phải cần tới chìa khóa cũng có thể vào xem được. Vậy nên tự mình chuẩn bị rồi đi gọi Vương Minh, lại xuất phát tới trường đại học kia xem đến cùng là chuyện gì..

Gọi một chiếc taxi, không có Đỗ Quyên Sơn bảo lãnh nên gác cổng không cho chúng tôi vào. Ai từng học đại học sẽ hiểu, chỉ cần quay đầu đi tới cửa hàng tạp hóa mua bao thuốc Trung Hoa, rồi vật vã xin xỏ là được, sau khi được cho vào, tôi bằng trí nhớ của mình tìm đường tới phòng hồ sơ.

Toàn bộ đèn đóm trong trường đều đã tắt, chỉ còn ánh sáng leo lét của đèn đường hắt tới, chung quanh tối bằng chết. Nhưng lòng tôi đang nóng như lửa đốt, cơ bản không chú ý tới, cứ thẳng hướng phòng hồ sơ dưới tầng trệt mà đi, tới trước cửa dán giấy niêm phong xem mặt chữ.

Nét chữ rõ ràng không có chân, nên trước sau gì nó vẫn sẽ ở đó.

Tim tôi đập khủng khiếp, như kiểu đi nhìn trộm nhà tắm nữ vậy, vội dùng đèn pin soi từng bước chân.

“Ngày 6 tháng 7 năm 1990, sở nghiên cứu khảo cổ đại học XX”

Giờ nhìn càng thêm rõ, trong đầu cũng ý thức được, mỗi nét bút, mỗi đường họa kia đều hiển hiện trước mắt. Nhìn mà mồ hôi tôi cứ chảy như rót từ má xuống cằm.

Thật sự đó là nét chữ của tôi.

Lòng chết lặng, bản thân gần như suy sụp.

Với người bình thường chỉ cần một thời gian ngắn là có thể nhận ra ngay được nét bút của mình, chứ chưa nói tới một thằng trong nghề như tôi. Đây tuyệt đối là bút tích của tôi, không còn gì để bào chữa nữa.

Năm 1990 tôi mới được bao nhiêu tuổi? Mười ba? Mười năm? Khi đó tôi đã biết viết bút kim tinh sao? Con mẹ nó chứ có khi lúc đây còn chẳng biết bút kim tinh là cái khỉ gì! Chuyện quái gì đây chứ?

“Đối với chú, hết thảy đều như đã kết thúc, nhưng với mày mà nói thì kỳ thật mọi chuyện còn chưa bắt đầu.”

Thanh âm của chú Ba đột nhiên vang lên bên tai tôi, cái cảm giác đầu đau muốn nứt ra này đã lâu không còn phải nghĩ tới, giờ lại bắt đầu giày vò tôi.

Tôi hít sâu một hơi, muốn xua hết những thứ đó đi, từng đoạn ký ức lại bắt đầu hình thành. Bằng kinh nghiệm tôi biết, giờ có làm gì cũng vô dụng, hơn nữa một khi đã phiền não thì sẽ rất khó để bình tĩnh lại, phải thật tỉnh táo trước khi cơn bực tức kéo tới.

Tôi nhớ tới băng ghi hình Văn Cẩm gửi, có một người vô cùng giống tôi bò trườn trong trại an dưỡng Cách Nhĩ Mộc, mà cô ấy lại chưa kịp giải thích cho tôi biết. Chú Ba từng nói là muốn hỏi bọn họ cũng không phải chuyện đơn giản, vốn nghĩ rằng đó là chú nói tới tình hình lúc bấy giờ, nhưng hiện tại ngẫm lại quả nhiên thật khả nghi.

Trên người tôi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cần phải giải thích như thế nào đây? Như là trên đời này không phải chỉ có một Ngô Tà, mà còn một Ngô Tà nữa, vào thời điểm gần hai mươi năm trước, ở tại đây đã viết lên tờ niêm phong này, cũng cách đó không lâu, lại bị quay hình trong trại an dưỡng Cách Nhĩ Mộc…

Tâm trí tôi rối như tơ vò, hoàn toàn không có lấy một chút manh mối nào, chuyện này so với chuyện của chú Ba còn khiến tôi đau đầu hơn nhiều.

Cầm đèn pin trong tay, soi vào không gian phía sau cửa niêm phong.

Giả thiết đặt ra là giấy niêm phong này do “tôi” dán, vậy rõ ràng nơi này có hi vọng rồi. Ít nhất cũng có thể khẳng định, “tôi” viết giấy niêm phong và sở nghiên cứu này có quan hệ.

Bọn họ cho rằng trong vài chục năm qua không hề có ai bước tới tầng hầm này, nhưng chẳng những có người đã vào trong đó mà người đó còn liên quan tới loại chuyện quỷ dị như vậy. Tôi không kiềm nổi tò mò, tình huống lúc đó thế nào? Xem ra tôi phải xuống dưới kia mới biết rõ được.

Phía dưới tối om, như trong đường hầm cổ mộ, tôi từng trải qua loạt cảm giác thê thảm này khi còn ở Cách Nhĩ Mộc, nên bản thân không khỏi có chút sợ hãi. Có điều nghĩ tới đây là trong nội thành Trường Sa, cách nơi này không xa chính là một đồn công an, thế giới hiện đại luôn rất thực tế, chung quy sẽ không xảy ra chuyện trường học ma quỷ như trong mấy tiểu thuyết kia đâu. Nghĩ thế liền cho tay gạt mồ hôi, vừa tháo xích sắt vừa cảm thấy buồn buồn, sớm biết mấu chốt ở đây thì chỉ cần một bao thuốc Trung Hoa là ổn, cần gì mua tới hai bao để hậu tạ tên Đỗ Quyên kia? (bố ông, không có hai bao kia thì lấy đâu ra biết đường để mua một bao này :D)

Xích sắt nặng chừng hai mươi cân, gỉ thôi rồi luôn, tiếng động đặc biệt lớn, có thể thấy người dùng khóa này có tính rất cẩn thận. Tháo được hai vòng, bỗng trong đầu lại nảy sinh linh cảm xấu: dùng xích khủng như vậy, lẽ nào bên trong giấu quái vật?

Lập tức gạt cái suy nghĩ đó đi, sao có thể chứ?

Cẩn thận rút sợi xích ra, đặt sang một bên, tay đã dính đầy mạt sắt gỉ, tiếp theo gỡ giấy niêm phong, lúc bước xuống vừa hít hai cái đã bị sặc bụi, hai mắt mắt ầng ậng nước.

Cầu thang rối tinh, đầy những bàn ghế cũ chất ngổn ngang.

Bước xuống, thấy cái phòng hồ sơ giống y như tầng trên, không có cửa. Lấy đèn pin soi vào, cũng rộng như nhau, có điều không phải chứa hồ sơ mà chất đầy đồ đạc.

Soi quanh một vòng, không khỏi có chút thất vọng, nơi này không phải phòng hồ sơ mà Đỗ Quyên Sơn nhắc tới, chỉ là một kho chứa phế liệu. Hơn nữa nhìn những thứ rác rưởi kia thì khả năng phòng này từ lúc xây nên đã được chất đồ vào, bụi cứ dày hàng gang.

Tôi dùng đèn pin đảo xung quanh, kéo áo phông lên bịt mũi, mùi bụi bặm thực rất gay mũi, nó làm cho người ta khó chịu vô cùng. Trên mặt đất đầy những dấu chân hỗn độn, chúng cũng bị phủ một tầng bụi, rõ ràng người bước vào đây cũng đã lâu, có thể là từ năm phát sinh ra chuyện đó. Dấu chân in thành một đường, khả năng là có tới hai ba người, bước chân rất mơ hồ, hướng thẳng vào bên trong kho hàng.

Lần theo dấu chân, nhìn đồ đạc xung quanh một chút, cũng không biết chúng là thứ gì. Cứ thế đi sâu vào trong vài bước, cố lắm mới có thể thấy được kia có rất nhiều rương gỗ lớn.

Nhìn tới mấy cái rương này lại nhớ một chuyện, trong kho của phòng hồ sơ quốc gia, người ta phát hiện mấy rương gỗ, tất cả đều là Đôn Hoàng tàng kinh, cùng một lần đóng phí vận chuyển tới đây, kết quả là vì mở ra mà không có ai kiểm kê, cứ để thành đống ở đó, tới tận khi lôi ra mới thấy.

Mấy rương kia có phải cũng chứa bảo bối như vậy không?

Kích thước chúng nhìn mà nhức cả đầu, với một mình tôi thì không thể nào kiểm tra được trong năm đó kho này xảy ra chuyện gì. Quá bẩn quá lộn xộn. Dù là có thấy được manh mối thì cũng chẳng có hơi sức đâu mà vác nổi nó ra xem được.

Đi tới cuối kho hàng, ở đó đồ đạc ít hơn, có một cái rương lớn hình vuông, có nắp đậy, dấu chân kia đi tới chỗ cái rương đó. Tôi ngồi xổm xuống nhìn, thấy bọn họ cũng không dừng bước trước rương mà phát hiện dấu chân bị rương đè lên.

“Ông chủ, cái rương kia là bị đẩy vào.” Vương Minh đi tới.

Còn phải nói, bọn họ hẳn là muốn chặn cái gì đó. Nhìn độ lớn cái rương và góc tường kia, rõ ràng là còn một khoảng không gian đằng sau, bên trong chắc có thứ gì bị chắn.

Tôi nói với Vương Minh: “Đi, đẩy nó ra!”

“Hử?” Vương Minh mặt biến xanh, “Ông chủ à, cái này…”

“Bảo cậu thì cậu phải đi đi chứ!” tôi nói.

Cậu ta đành nuốt nước miếng, từ từ đẩy cái rương ra. Rương tương đối nặng, nét mặt Vương Minh nghẹn tới đỏ bừng, mãi sau mới đẩy được nó qua một bên. Tôi cầm đèn pin soi, trong góc phía sau có một đống hồ sơ lớn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Bạn chấm truyện được mấy điểm!
loading...
DMCA.com Protection Status