Già thiên

Chương 237: Chân Long Kéo Quan Tài

Vị Đại Hạ Hoàng chủ kia cũng không phải là cường giả duy nhất chết ở đây, còn có bốn vị Thánh Chủ và một vị Đông Hoang Thần Vương, tất cả đều chết ở khu rừng tùng này.

Vị Nguyên Thiên sư kia đã dựa vào di vật những người kia để lại nhận biết được thân phận của họ, rồi tự tay ghi lại rõ ràng bằng những dòng chữ trước mặt này.

Cổ đình này cao khoảng bốn thước, lá tùng rơi đầy trên mặt đất, cây rừng lác đác, ánh trăng chiếu xuống làm nó thoạt nhìn có vẻ thanh u và tao nhã, trên bốn cây cột đá có khắc chằng chịt những chữ cổ.

Hoàng Chủ, Thánh Chủ, còn có Đông Hoang Thần Vương, tất cả đều đến nơi này khi đã già cỗi, thọ nguyên sắp hết.

Một thân tu vi kinh động thiên địa, nhưng rồi cũng chết ở cánh rừng này.

Diệp Phàm quan sát cây cột đá thứ nhất thật lâu, rồi chỉ có thể thở dài một hơi. Mặc kệ ngươi kiệt xuất vô song như thế nào, nhưng cũng không thể ngăn được thời gian trôi qua. Khi tuổi già đã tới, những người này đều tới đây với hi vọng kéo dài tính mạng, nhưng rồi cũng không thể thành công

Hắn đi đến trước cây cột đá thứ hai, cẩn thận đọc, trên đó ghi lại một ít lai lịch và sự tích khi còn sống của vị Nguyên Thiên sư này.

Diệp Phàm nhanh chóng xem hết một lượt, rồi hắn chợt ngơ ngác sững sờ, người này là Nguyên Thiên sư đời thứ tư, theo một ý nào đó mà nói thì là ông ta là sư tổ của hắn!

Cây cột đá thứ hai ghi lại một ít về truyền thừa Nguyên thuật.

Từ xưa đến nay, Bắc Vực đã từng xuất hiện năm vị Nguyên Thiên sư, thật không ngờ là cha truyền con nối.

Phía trên có ghi một cái tên: "Trương lâm". Người này là tổ tiên của Trương Ngũ Gia, và cũng chính là đệ tử của Nguyên Thiên sư đời thứ tư.

Khi đến hai trăm tuổi, vị Nguyên Thiên thư đời thứ tư đã biết mình gặp phải "tuổi già", nên bắt đầu chuẩn bị hậu sự.

- Gặp gỡ tổ sư gia...

Cây cột thứ ba có ghi lại vấn đề Diệp Phàm quan tâm nhất. Địa thế "vật cực tất phản" hầu như không thể giải được, nhưng tổ sư đời thứ tư công tham tạo hóa đã diễn toán tìm ra được một con đường sống và không có bị vây chết ở vấn đề này.

Và trên đó nói rõ rằng, địa thế trên mặt đất đã bị hắn phong ấn, không còn nguy hiểm gì nữa. Nhưng "thế" dưới mặt đất lại rất khó hóa giải, không nên liều lĩnh.

Những dòng chữ cổ được khắc trên cây cột trịnh trọng cảnh báo cho hậu nhân là dù có tu vi kinh thiên động địa cỡ nào, cũng không được hành động thiếu suy nghĩ. Nếu không nghe theo, chắc chắn sẽ gặp họa sát thân.

Diệp Phàm hít vào một ngụm khí lạnh, một bộ phận địa thế trên mặt đất của khu rừng tiên này đã được tổ sư gia đời thứ tư phá giải, nhưng vẫn còn nguy hiểm như vậy, suýt nữa đã lấy mạng hắn. Nơi đây đúng là một nơi đại hung.

"Có một vài địa thế sức người không thể giải được, sông núi ở đó có chôn cất những bí mật to lớn, ngàn vạn lần không được động đến" - đây là những lời tổ sư đời thứ tư nghiêm nghị cảnh báo.

Chữ viết trên cột đá thứ ba khá mơ hồ, Diệp Phàm quan sát cẩn thận một lúc cũng có thu hoạch. Ngoại trừ việc cảnh báo hậu nhân ra, những hàng chữ trên đó còn đề cập đến không ít bí mật ẩn trong đây.

- Sông núi chôn cất Thánh Nhân thượng cổ...

Ngoại trừ địa thế vật cực tất phản ra, khu rừng tiên chứa thần nguyên này còn là một ngôi mộ to lớn.

Diệp Phàm yên lặng tự đánh giá. Địa thế dưới đất quả nhiên đáng sợ, ngay cả tổ sư đời thứ tư cũng không thể hóa giải, hắn càng không thể đụng đến.

Suy nghĩ trong chốc lát, hắn đi tới trước cây cột đá thứ tư. Hắn lập tức kinh động, bởi vì cây cột này chính là một bảo vật vô giá đối với hắn.

Cây cột đá này có chi chít những chữ nhỏ, chữ được khắc ấn vào bên trong rất sâu, sâu vào trong cây cột đến ba tấc. Dĩ nhiên đây là một loại Nguyên thuật, chắc vị tổ sư đời thứ tư sợ nó bị lực lượng thời gian hủy diệt, nên mới bố trí như thế!

Sau hơn hai trăm năm năm tháng vào sanh ra tử, gặp gỡ nhiều vùng đất vô cùng nguy hiểm, sở học của tổ sư đời thứ tư đã vượt qua khỏi phạm vi Nguyên Thiên thư, giải được những điều kỳ thư chưa giải.

Ông ta đã gặp phải những tuyệt địa mà những Nguyên thuật đã học được không thể nào phá giải. Sau khi tìm hiểu lĩnh ngộ được những sở học mới, ông ta đã thoát ra được những tuyệt địa kia, và sống cho đến lúc già.

Những chữ trên cây cột thứ tư chính là những điều ông ta ngộ ra trước khi lâm chung, mong muốn được bổ sung vào trong "Nguyên Thiên thư", có thể nói là tiếp tục viết kỳ thư.

Đối với những "quật gia", đây chính là một tiên thư có thể so với bí điển vô thượng như Vô Thủy kinh, có dùng thần nguyên để đổi cũng không được.

Từ xưa đến nay, cả Bắc vực chỉ có năm vị Nguyên Thiên thư. Đây chính là những tâm huyết thăng hoa của một vị tổ sư, phải nói là vô cùng trân quý.

Diệp Phàm nhìn từng chữ từng câu được khắc trên cột, yên lặng ghi nhớ trong lòng, cẩn thận từng chút một.

Những hàng chữ này rất thâm ảo, vô cùng tối nghĩa, hầu hết là những loại Nguyên thuật chưa bao giờ nghe nói đến. Diệp Phàm đọc không hiểu được, chỉ còn cách nhớ kỹ trước, sau này sẽ tìm hiểu sau.

Sau khi ghi nhớ vào tâm xong, Diệp Phàm phất tay áo lên một cái, xóa đi những dòng chữ được ghi lại trên cột.

Hắn tính toán một chút, nếu như những Nguyên thuật vừa rồi được chép vào trong Nguyên Thiên thư, chắc có thể viết ra được chín tờ nữa.

- Tổ sư đời thứ tư quả nhiên là kỳ tài, có thể viết ra được chín tờ...

Diệp Phàm cảm thán.

Đưa mắt nhìn bốn cây cột đá, có vài chuyện hắn không hiểu được: vì sao tổ sư đời thứ tư lại đến đây? Ông ta đã đi đâu rồi?

Trong đình có một cái bàn đá và bốn khối đá, trên bàn còn đọng lại dấu vết của năm tháng. Tuy nhìn qua rất giản dị tự nhiên, nhưng ẩn bên trong lại có sự lạnh lùng của thời gian.

Tuy nhiên, bộ bàn ghế này lại không dính bụi, đúng là rất cũ kỹ, nhưng lại sạch sẽ. Diệp Phàm đi tới trước đó, ngạc nhiên phát hiện ra rằng trên bàn đá cũng có chữ viết. Những chữ này rất mờ, không nhìn kỹ thì không thể nhận ra.

Hắn ngồi trên một khối đá, cẩn thận quan sát. Bỗng nhiên lòng hơi động, bởi vì ở trên đó có nhắc đến tuổi già của Nguyên Thiên sư!

Vào năm xưa, nguyên nhân để vị tổ sư đời thứ tư đến đây không phải là vì thọ nguyên sắp hết, mà là cảm giác thấy "tuổi già" sắp buông xuống. Ông ta không muốn mình giẫm lên con đường của tiền nhân, gặp phải những chuyện không thể tưởng tượng nổi, nên đã tìm cách phá giải, sau đó cố tình đi tới cấm địa Thái Sơ.

- Không thể nào...

Diệp Phàm không thể nào hiểu nổi, hắn cho rằng cái "tuổi già" đáng sợ của Nguyên Thiên sư là có liên quan tới việc cả đời đi tìm nguyên, đáng lẽ phải đi theo con đường này để giải quyết. Nhưng không ngờ vị tổ sư này lại bước vào cấm địa Thái Sơ, làm vậy thì có khác gì tự chui đầu vào rọ?

Nói chỗ này là nơi dừng chân cuối cùng của cả trời đất thì cũng không quá đáng lắm, nhưng sao ông ta lại đến đây tránh họa?

Hắn suy nghĩ cẩn thận, từ từ hiểu được nỗi khổ tâm của tổ sư đời thứ tư: dù thiên hạ có rộng lớn hơn nữa, nhưng cũng không có chỗ cho ông ta ẩn náu, nghĩ tới nghĩ lui chỉ còn cách tiến vào nơi đây.

Vật cực tất phản là địa thế xưa nay hiếm thấy, ông ta muốn dùng cái "cực" và cái "phản" ở nơi đây để thay đổi vận mệnh.

- Vị tổ sư này nghỉ ngơi ở đây?

Diệp Phàm nhìn khắp nơi.

Nhưng chung quanh chỉ là những cây tùng, ánh trăng nhu hòa, nước suối mát chảy quanh...làm gì có ngôi mộ nào?

Không muốn gặp phải những điều tiền nhân đã gặp, muốn hóa giải tai họa của tuổi già...giọng nói của tổ sư đời thứ tư rất kiên quyết.

Trên bàn đá còn lưu lại một dấu mũi tên, chỉ thẳng vào sâu trong rừng.

Khu rừng tùng này mênh mông vô hạn, dưới ánh trăng màu bạc mỏng như làn khói, cả khu rừng trở nên xinh đẹp trong đêm tối yên lặng.

Diệp Phàm đứng yên trong đỉnh một hồi, rồi cất bước đi tới phía trước. Sau khi đi ra khỏi chòi nghỉ mát, Nguyên Thiên thư trong tay hắn lại dao động, rồi tản phát ánh sáng.

Những hoa văn Nguyên Thiên dưới đất sáng lên, chỉ dẫn con đường phía trước.

Diệp Phàm hiểu rõ, dù là cổ đình hay là con đường này, tất cả đều được tạo nên dành cho người cầm Nguyên Thiên thư đến sau. Nếu không có Nguyên Thiên thư, không thể nào phát hiện được ký hiệu chôn ở dưới đất.

Rốt cuộc tuổi già Nguyên Thên thư là như thế nào? Sẽ gặp phải những biến cố nào? Tổ sư đời thứ tư có tránh được họa hay không? Có lẽ phía trước sẽ có đáp án.

- Thân là Nguyên Thiên sư, cả đời có thể định long mạch, lấy kỳ nguyên. Phần lớn thời gian đều lui tới trong những thâm sơn, khai quật được những đồ không nên lấy ra...có lẽ vì nguyên nhân này mà mới gặp phải tai họa.

Diệp Phàm tự nói.

Rất có thể tương lai hắn cũng trở thành Nguyên Thiên thư, nhưng đến giờ phút này hắn cũng không biết là lúc mình về già có gặp phải những tai họa không thể tưởng tượng hay không, và rốt cuộc đó là những tai họa như thế nào.

Đi xuyên qua khu rừng, Diệp Phàm không gặp phải nguy hiểm gì.

Hoa văn Nguyên Thiên trên mặt đất được sắp xếp như theo hình long xà, lại tựa như một con rùa đang kéo xe. Những hoa văn này tiếp dẫn lực lượng ánh sao trên trời, có ánh sáng tỏa ra.

- Tổ sư đời thứ tư quả nhiên công tham tạo hóa, đây chính là cách thức ông ta đùng để phong trấn địa thế trên mặt đất. Đã hơn một vạn năm, nhưng chúng vẫn không suy yếu.

Diệp Phàm cảm thấy bội phục. Nguyên thuật của vị tổ sư đời thứ tư đã đạt đến một cảnh giới rất cao, ngay cả các Thánh Chủ và Hoàng Chủ lúc về già cũng bị vây chết ở đây, nhưng ông ta có thể tìm được con đường sống.

Xét về khả năng chiến đấu, Nguyên Thiên sư không thể nào so sánh với các đại Thánh Chủ. Nhưng một khi tiến vào những tuyệt địa, các Nguyên Thiên sư tuyệt đối có thể được gọi là kỳ nhân cái thế, ngay cả Hoàng Chủ ở Trung Châu cũng không bằng.

- Tổ sư đã phá giải hết địa thế nguy hiểm trên mặt đất, nhưng vì sao mình vẫn còn bị vây khốn ở đây? Rốt cuộc phải làm thế nào mới rời khỏi nơi này được, tại sao ông ta không lưu lại cách phá giải? Chẳng lẽ tất cả đều nằm ở phía trước sao?

Diệp Phàm muốn đi xem kết quả của tổ sư đời thứ tư, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, hắn vẫn muốn rời khỏi nơi đây. Ngay cả Nguyên Thiên sư cũng không thể phá giải được địa thế ở khu rừng này, có thể thấy địa thế dưới mặt đất hung hiểm đến thế nào.

Hắn sợ đêm dài lắm mộng, lỡ như làm kinh động thứ gì đó thì đúng là không ổn.

Đi thêm được vài dặm, Diệp Phàm liên tục phát hiện được ba cổ miếu cổ xưa, kích thước không lớn lắm, xấp xỉ với cổ miếu ở ngay đầu kia. Tất cả đều cổ xưa, gần như sụp đổ.

Đã qua nhiều năm tháng như vậy mà vẫn không đổ nát, có thể nói là kỳ tích. Diệp Phàm đoán chắc bên trong những cổ miếu đó có khắc các loại đạo văn, nếu không, chắc chắn các cổ miếu này đã trở thành bụi bay, không thể nào tồn tại được.

Đây mới đúng là di tích Thái Cổ, mà chúng lại đang ở trong cấm địa Thái Sơ, nếu như có thể tìm được vật gì trong đó, chắc chắn những vật đó có giá trị rất lớn.

Nhưng Diệp Phàm cũng chỉ đứng xem một chút chứ không qua đó, hắn chỉ đi theo con đường các hoa văn Nguyên Thiên dẫn về phía trước, không dám mạo hiểm mạng sống của mình để đi con đường khác.

Hoa văn Nguyên Thiên ở dưới đất đối ứng với các ngôi sao trên trời, tạo thành những sợi tơ bạc chui vào trong rừng thành như ánh nến dao động.

Khi đi được bốn dặm nữa, một cổ miếu to lớn đứng sừng sững trong rừng, chặn lại đường đi. Con đường các hoa văn Nguyên Thiên chỉ dẫn hẳn là đi thông qua nơi này.

Cổ miếu rất lớn, giống như một ngọn núi hùng vĩ đặt ở ngay phía trước, ngay cả các cổ thụ chọc trời cũng không thể che lại được.

Nhưng ánh sáng trăng màu bạc chiếu xuống lại không làm nó lộ vẻ sáng ngời thánh khiết, ngược lại còn u ám hơn.

Nó được những tảng đá màu đen xây thành, có thể hấp thụ được ánh sáng. Trông nó giống như một ngôi nhà ma bị bám bụi nhiều năm, im lặng không có một chút tiếng vang.

Cửa lớn được mở rộng ra, bên trong chỉ có một màu đen nhánh, không thể thấy được vật gì, phảng phất như một vực sâu.

- Tổ sư đời thứ tư lúc về già trốn ở đây, không biết có thay đổi được vận mệnh không...

Diệp Phàm cảm thấy cổ miếu to lớn này thật quá tăm tối, nhãn lực của hắn không thể thấy rõ cảnh vật ở bên trong.

- Tuổi già của Nguyên Thiên sư...dù như thế nào đi nữa, ta cũng phải vào đó, phải biết được có chuyện gì xảy ra.

Diệp Phàm đi về phía trước.

Lá tùng dày đến vài thước, chôn lấp hơn một nửa thềm đá dưới mặt đất. Lúc bước lên đó, Diệp Phàm cảm thấy rất xốp. Tiến về phía trước hơn mười thước, các thềm đá bỗng nhiên cao hơn, dẫn đến ngay trước cổ miếu.

- Có chữ viết...

Ngay trước cánh cửa đá mở rộng ra có một mảnh đất trống, trên phiến đá của mảnh đất trống ấy có khắc vài ký hiệu.

Nhất thời Diệp Phàm cả kinh. Hắn thấy được Hỏa long phần, thấy được Long điệp huyết, thấy được khu rừng tùng...tất cả những chi tiết ấy đều được khắc đầy đủ lên phiến đá.

Ngoài ra còn có một chút chú thích của tổ sư đời thứ tư, và có rất nhiều ký hiệu không thể hiểu nổi.

Diệp Phàm rất khiếp sợ, bởi vì tấm bản đồ được khắc trên mặt đất đã đem Hỏa long phần kết nối với nơi này.

Hỏa long phần quanh co giống như một con rồng ngã trên mặt đất, Long điệp huyết được khắc trên đó cũng hiện rõ lên trong mắt, làm cho người ta phải kinh sợ. Nhưng điều kỳ lạ nhất chính là bức tranh trên mặt đất lại có khắc một cái quan tài ngay trong khu rừng tùng.

Giữa hai nơi có một sơn lĩnh thấp bé, nối liền khu rừng tùng này và Hỏa long phần với nhau, nhìn qua giống như là một sợi xích sắt.

Chân long kéo quan tài!

Diệp Phàm liền biến sắc, những hình họa được khắc trên đá làm cho hắn phải giật mình.

Các nét vẽ trên cái quan tài kia rất rõ ràng, ở bề mặt còn có một số hoa văn, hắn cảm thấy cái quan tài này rất quen.

Không sai, phải nói là rất quen, bởi vì cái quan tài này giống y như cái quan tài bằng đồng thau được chín cái xác con rồng kéo đến thế giới này!

Tuy không giống nhau hoàn toàn, nhưng phải nói là rất giống!

- Đây là...

Hắn cảm thấy đầu óc choáng váng.

Hợp cả Hỏa long phần và Long điệp huyết lại, đó chính là một con rồng thực thụ a, nếu kết hợp tiếp với cái quan tài trong khu rừng tùng thì không phải là chân long kéo quan tài sao? Rất giống với hình ảnh chín cái xác rồng kéo quan tài!

- Rốt cuộc đây là chuyện gì?

Diệp Phàm ngạc nhiên.

Bức tranh trên phiến đá chính là một tấm bản đồ địa hình. Ở ngay giữa Hỏa long phần và khu rừng tùng có một sơn lĩnh thấp bé, giống như là một sợi xích sắt nối liền hai nơi với nhau.

Thật không ngờ sau khi khắc họa địa hình trong phương viên trăm dặm nơi đây vào trong phiến đá, lại có thể phát hiện ra được điều cơ mật này!
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 7.5 /10 từ 3 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status