Nguyên thủy thời đại

Chương 119: Xây đập nước 2



Thông qua nhiều lần quan sát địa hình dòng suối và có mô đất, kết cấu đất xung quanh bộ lạc. Minh Vũ đã quyết định xây đựng cửa đập tại vị trí khá sâu cách khu sinh hoạt độ lạc khoảng 300.

Nơi này là vùng thấp hơn, thuận lợi cho việc xây dựng các kiến trúc có lòng sâu và tích trữ. Ngoài ra còn một nguyên nhân chính khác, nếu có bất trắc vỡ đập thì cũng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bộ lạc, sẽ có một thời gian nhất định để cho tộc nhân có thời gia tìm vị trí cao hơn để tẩu thoát.

Tại vị trí xây đập, dòng suối khá hẹp chỉ rộng tầm 3m, nước cũng khá cạn chỉ còn khoảng 1m mà thôi, thế trước đây không lâu chừng 10 ngày trước, mực nước còn khá là nhiều, lưu lương nước nhiều mở rộng đến gần 4m.

Minh Vũ cắm cọc dưới đất, rồi dùng dây thừng kết nối lại những cọc gỗ này lại với nhau, để lộ ra vị trí mà mọi người phải xây dựng, đồng thời theo sau hắn là 30 người, trên tay có rất nhiều công cụ dùng để đào đất.

Ngay tại vị trí xây đập nước, Mọi người bắt đấu đào bới, một hố sâu có chiều dài 5m, ngang 2m và sâu 3m. vì đây là nơi quan trọng thế nên Minh Vũ phải trực tiếp chỉ đạo công việc.

Bởi vì tộc nhân của hắn khá là thiếu kiến thức, không thể tự chủ trương chỉ đạo các công việc, thế nên hiện tại các công việc chính hắn phải tự mình phân phó, thế nên cái vị trí thủ lĩnh không dễ làm chút nào cả.

Sau khi đào xong phần đất nền móng kia, Minh Vũ bắt đầu chỉ đạo dùng gạch dựng lên hai bức tường kiên cố. bức tường bằng gạch nằm trọn bên trong hố sâu.

Vì để đảm bảo mức độ răn chắn cho đập nước, Minh Vũ dùng những cây trụ lớn bằng gỗ, có tác dụng gia cố thêm bức tường.

Cứ cách 1m mét, tại lõi bức tường sẽ được đóng trụ một cây cọc gỗ, dài 3m và được đóng sâu vào lòng đất.

Liên kết giữa các khối gạch và cột tru đó là một hỗn hợp từ tro núi lửa đất sét và vụn rơm., thông thường vữa mà bộ lạc sử dụng trong xây dựng đó là sất sét, vụn rơm và nước mà thôi.

Thế nhưng hôm nay lại thêm một loại vật liệu mới đó chính là tro bụi núi lửa vừa mới phun cách vài ngày trước đó.

Ngay sau khi núi lửa ngừng hoạt động thì nay lập tức Minh Vũ đã cho người đi đến vùng ảnh hưởng của bụi núi lửa mà không ngừng thu gom tro núi lửa.

Tộc nhân cũng không biết thứ trong kia làm điều gì, thế nhưng Minh Vũ lại biết rất rõ tác dụng của thứ kia.

Tro núi lửa, tự bản thân nó không thể nào làm vật liệu xây dựng kết nối vật liệu lại với nhanh được, thế nhưng nó là một chất phụ gia giúp gia tăng độ bám dính, độ cứng cho kiến trúc.

Đó là nhờ sự phản ứng kết hợp của các hợp chất có trong tro núi lửa vì như các hợp chất của silicas, hợp chất cảu magie.

Mà điều này thì chỉ có nguyên cưu về vật liệu, và ứng dụng của các thành phần hóa học mới có thể khám phá ra.

Minh Vũ cũng chẳng biết được điều này đâu, thế nhưng lúc trước, khi hắn học đại học, thì có ở chung phòng với một tên học Bách Khoa hơn nữa thuộc vào khoa công nghê vật liệu. chính vì lẽ đó hắn biết thêm một số kiến thức, nhưng không nhiều lắm về vật liệu và kết cấu.

Chỉ sau một đêm, các kết cấu liên kết với nhau cực kỳ rắn chắc, lúc này có dùng đá nện lên bức tường này cũng khó có thể phá vỡ một khối.

Chưa dừng lại tại đó, từ mặt đất, Minh Vũ tiếp tục xây cao lên 1,5 mét nữa, đây chính là chiều cao của đập nước, Minh Vũ đang suy tính xây như thế có hay không.

Thế nhưng hắn lại không dám xây quá cao, vì thế rất có thể làm yếu đi phần thân đập nước, rất có khả năng bị vỡ đâp.

Phần thân đập được cây vô cùng kiên có và rắn chắ, số cọc gỗ đươc nên xuống tăn gấp đôi từ 5 cây lên đến 10 cây tại mỗi bên.

Bức tường cũng được mở rộng ra hai bên từ 2m lên 3 mét. Minh Vũ sẵn tiện dùng cái bờ đập này xây dựng thành một chiếc cầu đi sng bên kia bờ suối luôn.

Ròng rã 4 ngày kiến trúc quan trọng nhất đã được hoàn thành, lúc này các công việc khác cũng đang khẩn trương hoàn thành.

Phần quan trong nhất đã xong, kế tiếp đó là phần chứa chứa của con đập. trong mấy ngày nay, 400 tộc nhân không ngừng đào bới mở rộng lòng suối.

Chiếc đập nước này có dạng hình bầu dục dẹp ở hai đầu và phình rộng ra hai bên. Lấy dòng suối là tâm điểm, tại vùng bụng phình to nhất là cách dòng suối 30m, còn phần giửa là 20m, cuối cùng là chân đập 10m.

Tất cả đều được căng dây định vị độ nho nhỏ của kiến trúc, thế nên chỉ cần không bị thiểu năng cũng có thể hoàn thành công việc chân này này.

Tất cả đất đá được đào lên, sẽ được xung đắp vào hai bên bở đê giúp xây cao thêm bờ đề đồng thời gia cố tránh là vỡ đập khi có biến cố bất thường.

Ngoài ra Minh Vũ còn thiếc kế 3 đường mương dẫn nước từ trong đâp chứa nước ra đồng ruộng, mỗi đường mương này có chiều rộng khoảng 1m, làm thế sẽ tiếp kiệm được nguồn nhân lực và thể lực cho tộc nhân trong việc tưới tiêu.

Đây chính là một đại công trình quy một bậc nhất từ trước tới nay, huy động toàn bộ tộc nhân làm việc, đại công trình bắt đầu cũng gần một tháng chỉ mới hoàn thành được phân nửa mà thôi, thế nhưng dòng nước nước chảy ngày càng chậm. thế Minh Vũ quyết định sẽ chính thức đóng dòng nước và tích trữ nước.

Công việc này cực kỳ khó khăn và quan trọng, lưu lượng dòng nước lúc này khá là ít, cả dòng chi343thu hẹp lại còn khoảng 1m mà thôi, nước sâu chưa đến nữa mét.

Việc chặng dòng nước lúc này không khó. Cái khó chính là vào mùa mưa, nếu không xử lý cho tốt sẽ bị vỡ đê. Lúc đó bộ lạc sẽ gặp họa.

sau một đêm nghĩ cách, Minh Vũ đã tìm ra đáp án giải quyết vấn đề khó khăn này, đó là dùng cọc gỗ kết hợp với đất đá. Để ngăn chặn dòng nước.

đầu tiên là mở rộng hai bên dòng suối cho nước tràn ra hai bên, làm như thể sẽ giảm đi lưu lượng dòng nước chảy qau. Bước tiếp theo đó là ngay lập tức dùng các cọc gỗ lớn đóng xuống lòng suối. làm như thề sẽ tạo vật cản cũng như làm nền móng cho các vật liệu khác.

Chỉ có khoảng cách 3m mà Minh Vũ đã cho đóng tới 20 chiếc cọc, những chiếc côc này phân bố không đồng đều, mục đích chính làm vật cản mà thôi.

Đây là công việc cực kỳ mệt nhọc, đó chính là hơn 20 người đàn ông khỏe mạnh, không dừng dùng múa đá lớn nên xuống những khối gỗ to để đóng cọc xuống lòng suối.

Sau khi số cọc này hoàn toàn bị đóng xuống lòng xuối thì, ngay lập tức, Minh Vũ cho mọi nguồi mang đá, đất chặn lại dòng suối.

Chỉ trong vòng một buổi sáng, một bức tường được dựng bằng đất đá đẵ chặn kín 3m dòng suối. tuy nước không thể hoàn toàn chặn đứng, nó vẫn còn có những dòn nước nhỏ chảy xuyên qua những khe đá. Thế nhưng công việc cũng tính là hoàn tất. việc tiếp theo chính là gia cô thêm phía sau đập nước là được.

Sau khi dòng nước bị chặn đứng, chỉ sau một đêm con nước đã dân lên khá là nhiều, khoảng 1/3 diện tích lòng hồ chứa nước đã dâng lên, điều này làm cho mọi tộc nhân đều phấn khỡi, bởi vì những nổ lực của bộ lạc trong một tháng qua đã có hiệu quả.

Thế nhưng công việc xây dựng vẫn chưa kết thúc, mọi người tiếp tục đào và mở rộng thêm lòng hồ để chứa thật nhiều nước hơn.

Nhưng Minh Vũ lại không cho là thể, việc xây đập vẫn phải tiếp tục, nhưng nó đã không là trọng điểm nửa, mà đó chính là trồng lương thực.

Hiện tại mùa khô đang trong đã qua được một tháng, theo như những lời Klu kể lại thì mùa khô sẽ kéo dài rất lâu, thời gian ngang bằng vời mùa đông. Nếu quả thật như vậy thì mùa khô nơi này sẽ kéo dài ít nhất là 5 tháng.

Như vậy thì bộ lạc còn phải trải qua hơn 4 tháng mùa khô nữa. nếu như thề cũng đủ thời gian trồng thêm hai mùa vụ nữa trước khi mùa đông kéo đến.

Bời vì sau khi một lần trồng đại trà khoai thì, Minh Vũ đã đút kết kiến thức về giống cây khoai thời cổ đại này.

Thời gian sinh trường và phát triển đến khi thu hoạch là khoảng 4 tháng rưỡi. trong đó nửa tháng đầu là thời gian cây mọc mầm và phát triển cây non.

Nếu thời gian thích hợp như thế thì sẽ trồng thêm một mùa vụ mới vào đầu thu, như thế đến cuối thu sẽ có thêm một lần thu nhập thức ăn nữa. như thế trong mùa đông, cho dù bộ lạc không ra ngoài tìm thức ăn vẫn có thể giúp cho bộ lạc qua khỏi mùa đông một cách nhẹ nhàng.

Gia tăng dân số nhanh quá mức đã đặt nặng lên vấn đề lương thực cực kỳ lớn, kho lương dự trử của bộ lạc trong thời gian 1 tháng qua đã vơi đi gần 1/3, nếu theo cái đà này, trong vòng ba tháng tới bộ lạc sẽ hết lương thực dự trữ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 6.9 /10 từ 11 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status