Nô thê muốn xoay người

Chương 77: Nghệ nhân chiết dát Côn Giáng Tang Ba (2)


Nghệ nhân chiết dát của cao nguyên cổ đại? !

La Chu đã an tâm quỳ gối bên giường không khỏi giật mình, dâng lên vài phần tò mò.

Chiết dát, là một trong những loại hình nghệ thuật cổ xưa của người Tạng, tiếng Tạng có nghĩa "tinh khiết hoặc may mắn". Biểu diễn chiết dát, cũng có nghĩa là tặng cho ai đó vận may hay dẫn đường cho vận may.

Dân gian có lưu truyền, thứ kỷ thứ 7 sau công nguyên, mọi người bắt đầu kiến tạo Vương cung Bố Lạp Đạt, đang bị ma quỷ quấy phá không thể hoàn thành. Lúc này có một người dân công đi tới hát và nhảy múa rất cổ quái. Ma quỷ cảm thấy kỳ quái và say mê, mọi người nhân cơ hội đó mà tiếp tục xây dựng. Tạng Vương Tùng Tán Kiền Bố biết được sau này đặt tên cho loại hình biểu diễn này là "Chiết dát". Từ nay về sau, hình thành nên loại hình ca múa "Chiết dát". Trên thực tế ở hiện đại, các tư liệu cũng không ghi lại gì nhiều về chiết dát, rất khó xác định niên đại hình thành, nhưng mà hình thức cùng với trang sức rất giống với thầy mo của Tạng tộc, có rất nhiều người cho rằng nó là khởi nguồn của tôn giáo Tạng tộc hiện nay.

Nghe nói đại bộ phận nghệ nhân chiết dát là dân du cư hoặc là khất cái chuyên môn ăn xin, có địa vị rất thấp trong xã hội. Bọn họ mang theo lương thực ngũ sắc, mặt nạ da dê chuyên chế, chiếc gậy ngũ sắc, đang sừng trâu cùng hình nhân đất nặn đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, dùng những lời chúc may mắn, sự biểu diễn khôi hài để cầu xin bố thí. Mỗi khi tới lễ hội, sự kiện buôn bán hay những chuyện vui, thường thường đều có nghệ nhân chiết dát tới biểu diễn. Bọn họ đến đâu, chắc chắn sẽ làm cho bầu không khí nơi đó càng thêm vài phần rộn rã, trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến được mọi người yêu thích.

Ở hiện đại, nàng cũng từng nghe qua chiết dát, ấn tượng cũng không tồi. Bất quá người này lại là nghệ nhân Côn Giáng Tang Ba được đích thân Thích Già Thát Tu mang tới biểu diễn, hơn nữa dựa trên biểu hiện kinh ngạc lại không kém phần mong chờ của các vị đại thần và tân khách, không chừng tài năng của người này không giống như nghệ nhân chiết dát thông thường, rốt cuộc hắn là người như thế nào đây?

Nàng cần thận xoay người ngồi qua phía sau Ngân Nghê, đôi mắt to nhìn trộm phòng nghị sự từ đông qua tây, cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy hành động được coi là dấu diếm dấu vết của nàng bị Tán Bố Trác Đốn và Thích Già Thát Tu phát hiện.

Tán Bố Trác Đốn híp lại đôi mắt ưng quét một lượt nét mặt mọi người trong sảnh, khóe môi kéo thành một đường cong tà ác, muốn tàn nhẫn đập nát biểu hiện kinh hỉ mong muốn của bọn họ, lại đột nhiên thấy được vật bên giường mình di chuyển. Tầm mắt nghiêng qua, chỉ thấy vật kia đang quỳ rúm ró nấp hơn phân nửa người đằng sau Ngân Nghê, mượn lớp lông dày của Ngân Nghê để che dấu, lẳng lặng nhìn vào cửa phía Tây. Trong đôi mắt đen láy kia có cảnh giác, có tò mò, giống như chú chuột nhỏ hèn mọn nhút nhát đang trốn trong hang động.

Thoáng nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn trắng bệch như trước của nàng, cánh môi loang lổ máu, lồng ngực hắn tựa như có chiếc lông chim nhẹ nhàng phất qua, tà ác bên khóe môi hắn phai nhạt đi đôi chút. Hắn chuyển tầm mắt, cười nói với Thích Già Thát Tu: "Truyền vào."

Hai chữ ngắn ngủn làm cho mắt mọi người như sáng lên, cả phòng nghị sự trong phút chốc trở nên sáng sủa thấy rõ, sự tanh máu trong không khí và nỗi sợ hãi dường như biến mất không còn tăm hơi.

"Tuân lệnh" Thích Già Thát Tu truyền lệnh cho người đứng sau, rồi quay qua nhìn nữ nô với vẻ mặt tò mò đang nhìn hướng về cửa Tây, trong đôi mắt dài nhuộm một lớp nuông chiều mà chính hắn cũng không phát hiện ra.

Cửa gỗ lim nặng nề được mở ra, tiếng đàn du dương như nước chảy vang vọng, như rửa sạch đi toàn bọ bụi bậm cùng sự mọi mệt trong lòng mọi người. Một bóng người tiến vào vừa đi vừa nhảy theo tiếng nhạc, mang theo vầng hào quang rực rỡ xua tan giá rét.

Hắn không tính là cao, khoác một thân áo da dê cũ kĩ, trên đầu là chiếc mặt nạ da dê màu trắng. Mặt nạ vua Cách Tát Nhĩ tượng trưng cho trí tuệ chiếu rọi bốn châu, giữa mi tâm mặt nạ là chữ "A" trong tiếngTạng, tăng cường sức mạnh Phật pháp, là ký hiệu mong sao cho vạn vật sinh linh trong tam giới được may mắn. Sau gáy là năm dải ruy băng màu đỏ, vàng, lam, lục, trắng, tượng trưng cho thiên thần, lịch thần, chiến thần, long thần cùng với lương thực tạo thành năm sắc màu hình thành thế giới. Bên tai phải của hắn đeo một con ốc nhỏ tượng trung cho nam giới, bên tai trái là một viên đá tượng trung cho nữ giới.

Bên hông hắn cắm một cây gậy gỗ dài ước chừng 2 thước màu sắc rực rỡ, trong tay là một chiếc huyền cầm dùng dây thừng mảnh tết lại vô cùng vững chắc, trong lòng hắn còn có mười con rối đất nặn mặc áo, năm nam năm nữ. Nàng nhận ra đó là "Như ý bảo đồng" (tiểu đồng canh giữ kho báu). Khi biểu diễn, nghệ nhân chiết dát sẽ tùy hứng mà điều khiển dây thừng trên tay điều khiển con rối cùng lúc với chơi đàn, nhằm thể hiện nội dung mà mình đang hát.

Nghệ nhân chiết dát Côn Giáng Tang Ba tiến vào đại sảnh liền cúi đầu hành lễ với Tán Bố Trác Đốn, sau đó không quỳ lạy dập đầu dư thừa mà trực tiếp gảy đàn sừng trâu bắt đầu hát.

"Cổ Cách Vương vĩ đại a, xin cho ta đem những điềm báo, vận mệnh, mong ước hát thành một bài: ở dưới bát phúc thiên luân, ở trên tám cánh hoa sen, ở trên chiếc thảm mau mắn phú quý, hòa cùng với sao trên bầu trời, hòa cùng thời gian trên trái đất, hòa cùng những chòm sao trong không trung, nơi nơi đều viên mãn. Nha ── kính thượng thiên giới, kính thượng Thần Phật, đầu tiên gọi bình minh đến, gọi mặt trời mọc nơi đằng đông, ba tiếng gọi hòa cùng trời xanh. Triều bái. . . . . ."

Tiếng đàn vang vọng như có như không, giống như từ trên trời vọng lại. Âm thanh mộc mạc lại ẩn chứa sự thần bí từ xa xưa, lời hát đầy chân thành dâng lên các vị thần linh. Tay áo dài hất lên, bước chân đan chéo đầy tao nhã, tràn ngập đoan nghiêm thần thánh, phảng phất như đang tiếng hành lễ nghi cúng bái thành kính nhất. Nội tâm như gió bão dần dần bình yên trở lại, sắc mặt mọi người đều trở nên nhẹ nhàng cung kính, tất cả đều cùng nhau tán tụng chư thần vạn vật.

Tiếng đàn cao vút dần dần trầm lắng lại, chuyển từ linh hoạt kỳ ảo sang trong trẻo tang thương lại ẩn chứa sự vui mừng cùng mỏi mệt, Côn Giáng Tang Ba đang kể lại cho người nghe những hiểu biết trên đường du ngoạn của mình.

"Ta trải qua đại nguyên A Lạp Thiện Minh, bôn ba khắp sa mạc, ánh trời chiều trải hoàng kim trên mặt đất. Ánh trăng trên mặt hồ tinh khiết, như đôi mắt cô gái ẩn xuân tình nhộn nhạo. Hồ dương đổ đầy máu tươi, là linh hồn người chiến sĩ kiệt ngạo, sinh mà ngàn năm bất tử, chết mà ngàn năm không ngã, ngã mà ngàn năm không bất diệt. Thành lũy đen chắn ngang Tuyết Sơn, đã có kẻ địch không tự lượng sức mình. . . . . ."

Trong lúc hát, chiếc đàn sừng trâu không biết từ khi nào đã dừng lại, Côn Giáng Tang Ba rút ra chiếc gậy ngũ sắc bên hông khi thì cưỡi lên xem nó như ngựa, khi thì coi nó như cung tên, khi thì là đại đao chém xuống, khi lại là roi dài múa quật. . . . . . Một cây gậy ngũ sắc lại có vạn cách biến hóa. Mà hắn, trong nháy mắt là quân giặc hung tàn, trong nháy mắt lại là tướng quân uy phong, trong nháy mắt lại là chiến sĩ thà chết không chịu khuất nhục, trong nháy mắt lại là tù binh ti tiện cầu xin tha thứ. . . . . . Thiên biến vạn hóa làm cho người ta không kịp nhìn. Chiếc giày cũ nát dẫm ở trên nền đá khi nhanh khi chậm, khi nặng khi nhẹ. . . . . .Đủ thứ cảm xúc ùn ùn kéo đến, chỉ có một người một gậy thôi, đã có thể mang đến cho người ta một hoạt cảnh sinh động đến như vậy, giống như đưa con người lạc vào một thứ giới khác.

Ánh mắt mọi người không rời khỏi bóng dáng người đang nhảy giữa sảnh, vẻ mặt khi thì thoải mái khi thì lo lắng, hoàn toàn bị rơi vào trong thế giới mà người kia tạo ra.

Khi La Chu nghe tới hai chữ Đại Nguyên thì như tỉnh mộng, trong lòng như có sóng biển cuộn trào, như đê bị Hoàng Hà đánh vỡ, phần chiến tranh Hắc thành vô cùng phấn khích phía sau hầu như không có chữ nào lọt được vào tai nàng.

Đại nguyên? Đại nguyên? !

Sách sử có ghi lại, nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt sau khi lập thủ đô ở Yên Kinh, theo như trong Kinh Dịch chính thức vào năm 1271 sửa đổi tên quốc hiệu từ "Đại Mông Cổ Quốc" thành Đại Nguyên. Chẳng lẽ. . . . . . Lúc này ở Trung Nguyên chính là thời kỳ người Mông Cổ thống trị - Nguyên triều.

Trong lịch sử Nguyên triều là triều đại phân biệt đối xử có tiếng, đem người chia làm bốn loại; đứng đầu là người Mông Cổ, thứ hai là người sắc mục, chính là Tây Hạ, dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, thứ ba là người Hán, thứ tư là người phía Nam, chỉ bộ phận người Hán ở phía Nam Trường Giang cùng các dân tộc thiểu số ở Tây Nam. Người Mông Cổ đâm chết người Hán, chỉ cần đánh năm mươi trượng, cho gia đình người chết tiền là được. Người Hán đánh chết người Mông Cổ, nhất định phải tử hình, bồi thường tiền bạc tới táng gia bại sản. Bi đát hơn, người nhà còn có thể bất hạnh trở thanh nô lệ. Có thể nói thời kỳ Nguyên triều, địa vị của người Hán trong xã hội là thấp nhất. Người Hán có tiền thì tốt hơn một chút, còn người Hán không có tiền thì tuyệt đối là thống khổ bội phần so với người Mông không có tiền. Nếu như nàng có thể thuận lợi trốn tới Trung Nguyên, là một người không quyền không thế, không tiền không sắc, bộ dáng giống như con gái nhà Hán, sinh mệnh cũng là không thể bảo đảm được a a a a!

La Chu kìm lại tiếng rít gào trong lòng, giấc mộng trước mắt như bị bôi đen, một cảm giác tuyệt vọng dần dần lan tràn trong lòng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 6.5 /10 từ 1 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status