Tranh bá Thiên hạ

Chương 1014: Ổn định Tây Nam

Thành Đại Lý có phong cảnh tuyệt đẹp, hơn nữa giờ đã không còn chuyện gì phiền lòng, cho nên mấy ngày đi ngắm cảnh đều rất thoải mái. Hoàn Nhan Vân Thù và Tang Táp Táp là người phương bắc, chưa từng tới phương nam. Lúc ở Ung Châu đã cảm thán với cảnh sắc tươi đẹp của phương nam, tới Đại Lý thì càng thêm mở rộng tầm mắt.

Nhất là Hoàn Nhan Vân Thù, nàng lớn lên ở Bắc Liêu, chỗ đó cả năm đều là mùa đông, không có bốn mùa luân phiên. Thập Vạn Đại Sơn cực kỳ lạnh lẽo, ngoài trừ cây bách cây tùng ra, cơ hồ không có màu xanh nào khác. Nói kiểu gì cũng kém Đại Lý, một nơi tràn ngập màu sắc khiến lòng người thoải mái.

Ba ngày sau, Phương Giải mới bắt đầu hỏi tới các chuyện trong thành. Còn các cô nàng của hắn thì ra ngoài thăm quan Đại Lý.

Còn vị Trưởng Công chúa Dương Thấm Nhan kia, từ khi tiến vào Đại Lý chưa từng ra ngoài. Phương Giải biết nàng đang chờ đợi mình mau chóng chấm dứt chiến sự ở phía nam. Trong lòng không chứa được các thứ khác, đâu còn tâm tư du sơn ngoạn thủy?

Tới ngày thứ sáu sau khi Đại Lý bị phá, viện binh rốt cuộc tới.

Mà ngay cả đám người Trần Bàn Sơn mang viện binh chạy tới cũng giật mình kinh hãi. Bọn họ thực không ngờ Phương Giải lại phá được Đô thành của Yến Quốc nhanh như vậy. Đại Lý phá, Mộ Dung Sỉ tự sát, Nam Yến có thể tuyên bố diệt vong được rồi. Còn thừa lại hơn chục tòa thành lớn ở phía nam, trong đó có thành lớn do Chu gia khống chế, bởi liên quan với Chu Kiểm Toán, nên bọn họ sẽ không chống cự. Các thế gia còn lại, sau khi do dự vài ngày, trước sau có bốn thành chủ của bốn thành phái người mang thư đầu hàng tới, nguyện ý quy thuận Hắc Kỳ Quân.

Trần Bàn Sơn, Gia Cát Vô Ngần và các tướng lĩnh mang theo tám vạn viên binh tới. Đi một quãng đường dài như vậy cũng đã mệt mỏi. Phương Giải hạ lệnh cho đại quân nghỉ ngơi, sau đó gọi các chủ tướng và quan văn tới nghị sự.

- Chủ Công!

Độc Cô Văn Tú chắp tay nói:

- Mọi chuyện trong thành về căn bản đã rõ ràng. Người phía dưới dần dần xử lý, sẽ không lộ ra cái gì cả. Từ ngày mai trở đi, dân chúng trong thành Đại Lý có thể tới kho lúa xếp hàng lĩnh lương thực. Còn đất đai ngoài thành, đoán chừng phải mất mấy tháng mới kiểm kê xong. Cho nên chuyện chia đất tạm thời để đó. Tuy nhiên dân chúng trong thành rất hợp tác, không xuất hiện chống đối.

Phương Giải gật đầu, hỏi Hạ Hầu Bách Xuyên:

- Việc xử lý hàng binh như thế nào rồi?

Hạ Hầu Bách Xuyên cúi người nói:

- Bẩm Chủ Công, binh lực trong thành có tổng cộng hơn bốn vạn tám nghìn người, không bao gồm mười một nghìn người bị giết lúc phá thành. Đã kiểm kê xong, có ba vạn chín nghìn người còn đang ở trong đại doanh, còn khoảng một vạn người sau khi thành phá liền trở thành lính đào ngũ, trộn lẫn vào trong dân chúng, rất khó điều tra. Còn ba vạn chín nghìn người kia, thuộc hạ bố trí lần nữa rồi chia doanh, an bài người quản lý. Hàng binh cũng không xảy ra nhiễu loạn gì.

- Ừ!

Phương Giải gật đầu:

- Lính đào ngũ không cần điều tra, trở về dán bố cáo, nếu lính đào ngũ nào nguyện ý chủ động trở về báo cáo, sẽ không truy cứu trách nhiệm. Bởi vì tới lúc chia ruộng đất, trong phủ Đại Lý có hồ sơ nhân khẩu, các hộ đều đăng ký, tới lúc đó lính đào ngũ sẽ không giấu diếm được. Tuy nhiên ta không cần những người này. Bọn họ đã trốn một lần, thì sẽ có lần sau. Bọn họ nguyện ý buông đao xuống, vậy thì cho bọn họ cái cuốc, đừng gây khó xử cho bọn họ.

- Tuân lệnh!

Độc Cô Văn Tú gật đầu lên tiếng, việc này nằm trong phạm vị quản lý của y.

- Trần Bàn Sơn.

Phương Giải nhìn về phía Trần Bàn Sơn, hỏi:

- Ngươi đã an bài chuyện trong quân chưa?

Trần Bàn Sơn cúi người nói:

- Bẩm Chủ Công, chư tướng trong quân đã được sắp xếp lại. Những người mà La Úy Nhiên cắm vào trong quân đội lúc trước đã được người của Tán Kim Hầu bắt trở về. Lúc đầu quân tâm hơi dao động, nhưng hiện tại binh lính đã ổn định rồi.

Ngô Nhất Đạo cúi người nói:

- Những người đó, đã giết.

Phương Giải gật đầu:

- Trần Bàn Sơn, Gia Cát Vô Ngần, ta cho các ngươi năm ngày để quen thuộc với thành Đại Lý, sau đó chỉnh đốn quân đội, phía nam thành Đại Lý sẽ giao cho các ngươi. Ta lưu lại tám vạn tinh binh này cho các ngươi, các ngươi hạ những tòa thành không quy phục kia cho ta.

Các tướng cũng đã biết Phương Giải sẽ trở lại phương bắc, chỉnh tề đứng dậy nói:

- Tuân theo hiệu lệnh của Chủ Công!





Lần này là lần Hắc Kỳ Quân điều động với quy mô lớn nhất. Giờ trong đại doanh núi Chu Tước, binh lực hư không, nếu có kẻ thù đột nhiên tập kích, thì Hoàng Dương Đạo chưa chắc thủ được. Cho nên Phương Giải vội vã chạy về Hoàng Dương Đạo, bàn giao mọi chuyện ở thành Đại Lý xong, liền lập tức khởi hành.

Trần Bàn Sơn và Gia Cát Vô Ngần mang tới tám vạn binh mã, cộng thêm mấy vạn binh mã mà Độc Cô Văn Tú mang theo lúc xuôi nam, trong đó có một vạn người được Phương Giải lưu lại, để tiếp tục bình định phía nam. Binh mã mà lúc trước Phương Giải mang theo, cộng thêm mấy vạn hàng binh, tổng cộng hơn mười vạn người, trùng trùng điệp điệp rời Đại Lý, đi về phương bắc.

Phương Giải lưu lại Tạ Phù Diêu và giáo thụ Ngôn Khanh lại Đại Lý. Một là đề phòng thế lực giang hồ ở Nam Yến. Hai là bảo vệ Ngụy Tây Đình. Phương Giải vốn định để Độc Cô Văn Tú ở lại Đại Lý để quản lý địa phương, nhưng về sau nghĩ lại thấy ba đạo là Nam Huy Đạo, Bắc Huy Đạo và Ung Bắc Đạo một khi chiếm được rồi quản lý mới là phức tạp. Phương Giải sợ Ngụy Tây Đình khó đảm đương nổi, cho nên liền giao mọi chuyện ở Nam Yến cho Ngụy Tây Đình.

Võ tướng thì lưu lại Trần Bàn Sơn và Gia Cát Vô Ngần. Hai người này làm việc chắc chắn, phía nam đã không còn cường địch, cho nên Phương Giải không lo lắng gì cả. Phương Giải trọng dụng Chu Kiểm Toán, lôi kéo Chu gia, sau đó để cho Chu Kiểm Toán ra mặt chèn ép các hào môn địa phương, chuyển dời mâu thuẫn của các thế gia Nam Yến tới trên người Chu gia. Cứ như vậy, Chu gia không thể không dựa vào Hắc Kỳ Quân, bằng không bọn họ sẽ bị các thế lực phía nam bao vây.

Có Ngụy Tây Đình và Chu Kiểm Toán xử lý dân sự, có Trần Bàn Sơn và Gia Cát Vô Ngần quản lý quân vụ, Phương Giải định ra thời hạn một năm, yêu cầu bốn người phải chân thành hợp tác, trong vòng một năm tiêu diệt nốt những thế lực phản kháng ở Nam Yến.

Chuyến xuôi nam lần này tới đây là kết thúc, trong lòng Phương Giải cũng thoải mái hơn không ít. Chiếm được Ung Châu và Đại Lý, tương đương với việc Hắc Kỳ Quân đã có một căn cơ mới. Nam Yến có quặng sắt, có xưởng đóng tàu, có thể cung cấp rất nhiều trợ giúp cho Hắc Kỳ Quân.

Phương Giải đã hạ lệnh cho Đoạn Tranh tới Đại Lý, quản lý việc xây dưng thủy sư. Ngô Nhất Đạo cũng an bài người của Hàng Thông Thiên Hạ tới đó. Không bao lâu nữa việc xây dựng thủy sư có thể bắt đầu tiến hành. Phương Giải một đường xuống phía nam đã tiêu diệt không ít hào môn, cộng thêm của cải của hoàng cung Đại Lý, dù chưa đủ để xây dựng thủy quân, nhưng không thiếu quá nhiều.

Thế gia ở các địa phương Nam Yến nếu muốn bảo vệ bình an, tất nhiên phải dâng lên một số của cải. Trong vòng vài năm tiếp theo, Hắc Kỳ Quân sẽ phát triển thủy sư ở nơi này.

Dọc theo đường đi không có chuyện gì xảy ra. Phương Giải mang binh tới Ung Châu, hạ lệnh cho Hạ Hầu Bách Xuyên và Tần Viễn mang theo một nửa binh mã đi đường thủy, do thương thuyền của Hàng Thông Thiên Hạ và chiến thuyền thu được từ Nam Yến hộ tống, một đường tới thẳng Hoàng Dương Đạo. Dù sao hiện tại binh lực của Hoàng Dương Đạo đang hư không, nếu chẳng may có kẻ thù thừa dịp tiến vào, thì rất bất lợi cho sự phát triển về sau.

Một nửa binh lực chia ra này, trong đó có năm vạn người là hàng binh Nam Yến. Những người này nhất định phải khiến bọn họ rời xa gia viên, sau đó gia tăng huấn luyện. Tương lại hòa với tân binh ở núi Chu Tước, mới có thể yên tâm.

Phương Giải mang theo ba đội kỵ binh, cộng thêm thân binh doanh và tinh bộ binh, tổng cộng là năm vạn người nghỉ ngơi ở Ung Châu hai ngày, chuẩn bị đầy đủ lương thảo đồ quân nhu rồi mới xuất phát.

Mục tiêu kế tiếp, là thu nạp ba dạo giang sơn vào trong lòng.

Sau khi nắm trong tay ba đạo giang sơn này, toàn bộ Tây Nam Đại Tùy và Nam Yến rộng lớn đều bị Hắc Kỳ Quân khống chế. Tây Nam vốn là nơi giàu có và đông đúc, còn Nam Yến tuy ít đất, ít người, nhưng có khoáng sản, có thể cung cấp tài nguyên không ngừng cho Hắc Kỳ Quân. Bất kể là của cải hay là nguồn lính, đều không thành vấn đề.

Người Hột ở Nam Cương tổn thất hơn trăm vạn, hơn nữa bọn họ còn đang tranh đoạt ngôi vị Hột Vương, cho nên đã không còn sự uy hiếp nữa rồi.

Phương Giải chỉ cần củng cố Tây Nam, vậy thì có thể chính thức bước chân vào ván cờ.

Dù sao tranh giành thiên hạ, chính là tranh giành Trung Nguyên.

Về phần Giang Nam…

Phương Giải tạm thời sẽ không hướng tới đó. Để cho áo giáp quân của Dương Kiên cùng với binh mã triều đình đánh với người của thư viện Thông Cổ đi. Phương Giải không tin người trong thư viện Thông Cổ sẽ dễ dàng khuất phục. Dương Kiên muốn chiếm được Giang Nam cũng không phải điều dễ dàng. Giờ chưa phải là lúc đối đầu với đội quân áo giáp của Dương Kiên. Điều Phương Giải cần làm là tiếp thu kinh nghiệm làm sao chiến thắng áo giáp quân từ những người khác.

Hiện tại ba thế lực là Ung quân của La Đồ, binh mã của triều đình, quân đội của thư viện Thông Cổ đang dây dưa với nhau, cho nên Phương Giải mới dám điều tân binh từ Hoàng Dương Đạo tới phía nam. Chỉ cần Dương Kiên không tới Tây Nam, có một năm ổn định, thì Phương Giải sẽ bước một bước vào Trung Nguyên.

Một bước này, sẽ chấn động tứ phương.

Lúc rời khỏi Ung Châu, Phương Giải ngẩng đầu nhìn về phương bắc, hít một hơi thật sâu rồi lẩm bẩm:

- Trời cho mà không lấy, trời sẽ ghét. Nếu ông trời đã cho ta một cơ hội, ta liền tranh đoạt thiên hạ Trung Nguyên này với các ngươi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Bạn chấm truyện được mấy điểm!
loading...
DMCA.com Protection Status