Bắc Tống phong lưu

Chương 1378-1: Năm vị phu nhân? (1)


Trong đại điện.

Chủng Sư Đạo vừa mời hồi kinh trước tiên là nói với Triệu Giai về thế cục phương bắc.

Triệu Giai được biết thế cục Yến Vân đã vô cùng ổn định, hơn nữa dưới sự quản lý của Tông Trạch, dân chúng Yến Vân cũng dần dần chấp nhận thân phận con dân Đại Tống, an cư lạc nghiệp, không nén được vui mừng không thôi, không ngớt ca tụng đám người Chủng Sư Đạo, Tông Trạch một phen, dù sao thì Hoàng đế cũng cần công tích mà. Thu phục Yến Vân, trấn an dân chúng đều sẽ được ghi vào lịch sử, hơn nữa cũng sẽ khiến dân chúng tràn đầy lòng tin với chính quyền.

Các đại thần còn lại dĩ nhiên đều vui sướng không thôi.

Sau khi bàn bạc chuyện ở địa khu Yến Vân xong, Triệu Giai đột nhiên nói: - Liên quan đến tin tức Tây Hạ độc lập, chư vị ái khanh hẳn đã biết tin. Hơn nữa Tây Bắc cũng truyền đến tin tức, Tây Hạ sẽ phái sứ thần đến, xét theo hành trình, sứ thần Tây Hạ chắc chắn sẽ không đến kịp Nguyên Đán triều hội, nhưng bọn họ hoàn toàn không đến vì Nguyên Đán triều hội. Không biết chư vị ái khanh thấy thế nào về việc này?

Trần Đông dẫn đầu đứng ra nói: - Khởi bẩm Hoàng thượng, vi thần cho rằng đây chẳng qua chỉ là Tây Hạ lặp lại chiêu cũ, bọn họ thấy Đại Tống chúng ta đánh bại quân Kim, vì vậy chọn theo bên mạnh, đây là lòng dạ kẻ tiểu nhân, không thể kết thâm giao.

Triệu Giai gật đầu nhưng không nói gì.

Lại có người đứng ra nói: - Hoàng thượng, Trần Ngự sử nói không sai. Từ trước tới nay Tây Hạ đều muốn độc lập làm vương, nhưng bởi vì quốc gia nhỏ yếu, do vậy không thể không dựa vào nước mạnh. Hiện nay Tây Hạ độc lập, chắc chắc sẽ chọc giận nước Kim, chỉ dựa vào chút binh lực của Tây Hạ, căn bản không phải là đối thủ của nước Kim. Cho nên vi thần cho rằng, lần này Tây Hạ phái sứ thần tới, bụng dạ khó lường, ý đồ khích bác quan hệ giữa chúng ta và nước Kim, mà Đại Tống ta vừa mới nối lại quan hệ với nước Kim, nếu vì Tây Hạ mà đắc tội nước Kim, sẽ là vì cái nhỏ mà bỏ cái lớn, không phải là hành động sáng suốt.

Bởi vì kế hoạch của Triệu Giai và Lý Kỳ đều tiến hành trong âm thầm, do vậy trong triều có rất nhiều đại thần đều không biết, chỉ có mấy người dựa vào tài trí của mình mà đoán được một chút, nhưng bọn họ cũng không dám khẳng định.

Triệu Giai vừa cười gật đầu, vẫn không nói gì cả.

Lý Cương đứng ra hùng hồn nói: - Chúng ta và nước Kim kết minh không phải giả, nhưng khoan nói đến chuyện đắc tội hay không gì đó, chúng ta có nguyên tắc của chúng ta, chỉ cần không vi phạm hiệp ước, thì chúng ta làm gì còn chưa đến lượt nước Kim soi mói. Nếu việc này cũng sợ, việc kia cũng sợ, vậy thì có khác gì lúc trước đâu.

Y vẫn luôn là thuộc trường phái mạnh mẽ, bình sinh ghét nhất là khúm núm với người khác. Điều y nhắm tới không phải là làm sao xử lý chuyện này, mà là những lời mà người kia vừa mới nói.

Triệu Giai vẫn gật đầu vài cái, lại hỏi Chủng Sư Đạo: - Chủng Thái úy sinh ra ở Tây Bắc, cũng từng qua lại không ít lần với Tây Hạ, không biết khanh cảm thấy việc này thế nào?

Chủng Sư Đạo đứng ra nói: - Hồi bẩm Hoàng thượng, bởi vì trước đó lão thần không ở Kinh thành, do vậy mục đích mà sứ thần Tây Hạ đến lần này, lão thần không thể biết được, cũng không biết ứng phó thế nào. Nhưng mấy năm trước, quan hệ giữa Tây Hạ và Đại Tống vô cùng mật thiết, mà khi nước Kim và Đại Tống ta đã ký hiệp ước, họ còn nhiều lần châm ngòi quan hệ giữa chúng ta và Tây Hạ, thậm chí cưỡng chế Tây Hạ xuất binh đánh Đại Tống ta, lão thần không biết lúc đó nước Kim có ai sợ Đại Tống ta sẽ cho người hỏi tội không.

Câu này nghe ra dường như hữu khí vô lực, nhưng không ít đại thần nghe xong thì hai má nóng bừng, giống như bị người ta bạt tai mấy cái vậy.

Tần Cối đứng ra nói: - Thần cho rằng Chủng Thái úy nói rất có lý. Việc này chúng ta nên định đoạt dựa theo lợi ích của bản thân chúng ta, không chút quan hệ gì đến nước Kim cả.

Y ở bên cạnh Lý Kỳ lâu như vậy, cũng đã quen lấy lợi ích ra mà cân nhắc tất cả.

- Nhị vị ái khanh nói không sai, việc này đích thực không quan hệ gì đến nước Kim. Chư vị ái khanh đừng cứ đặt tâm tư vào những việc không liên quan gì. Giọng điệu Triệu Giai bình thản, nhưng ý tứ đã vô cùng rõ ràng, lại nói: - Vậy không biết Tần Thiếu tể cho rằng chúng ta nên ứng phó thế nào?

Tần Cối nói: - Vi thần cho rằng, lần này Tây Hạ đến chính là vì giao thương giữa hai nước, khôi phục giao thương với Tây Hạ, đối với Đại Tống chúng ta mà nói cũng lợi nhiều hơn hại, cớ sao lại không làm.

Triệu Giai cười gật đầu nói: - Vậy lần đàm phán này giao lại cho khanh và Kinh tế sử làm đi.

- Hả?

Tần Cối ngay ngẩn cả người.

Triệu Giai nói: - Có vấn đề gì sao?

- Vi thần tuân mệnh.

Tần Cối khom người thi lễ, ánh mắt lại liếc sang Lý Kỳ trầm mặc một bên. Vừa rồi sở dĩ y thất thố, là bởi vì y luôn cho rằng việc này nhất định sẽ giao cho Lý Kỳ theo dõi, từ trước tới nay cũng đều do Lý Kỳ phụ trách tất cả công việc ngoại giao, không ngờ rằng Triệu Giai nói một câu thì giao nhiệm vụ này cho y, trong lòng không ngừng ngạc nhiên.

Sau khi kết thúc tảo triều, Triệu Giai cho người mời Lý Kỳ, Chủng Sư Đạo vào hậu cung, thương lượng lần cuối đối với việc mở rộng chiến trường phía nam.

Thật ra chuyện mở rộng chiến trường phía nam, Triệu Giai, Lý Kỳ vẫn luôn có chuyện giữ lại. Bọn họ cũng không muốn nhắc đến việc này trong triều để nghị luận, bởi vì bọn họ đều biết, việc này nhất định sẽ bị không ít người phản đối, do vậy trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Triệu Giai không dự định công khai, e rằng sớm nhất cũng phải đợi đến sau khi Đại Tống đường đường chính chính xuất binh.

Đây cũng là lý do vì sao Triệu Giao giao chuyện đàm phán với Tây Hạ cho Tần Cối và Bạch Thiển Dạ, bởi vì Lý Kỳ lúc đó đã không còn ở Kinh thành rồi.

Về phần Chủng Sư Đạo, người ta đường đường là thống lĩnh Tam Nha, ngươi muốn giấu cũng không giấu được nha.

Ba người bàn từ giữa trưa đến canh ba, Lý Kỳ, Chủng Sư Đạo mới cáo lui. Thông qua lần thương lượng này, phương châm tổng thể đã được xác định, còn chuyện điều động quân đội, xác định do Nhạc Phi thống lĩnh bốn vạn Cấm quân tinh nhuệ và hai vạn thủy quân do Hàn Thế Trung thống lĩnh, tổng cộng là sáu vạn quân.

Bởi vì trước sau Nguyên Đán, Lý Kỳ còn không ít chuyện phải sắp xếp, do đó trước sau tiết Nguyên Tiêu hắn sẽ đến Giang Nam, tiếp quản chiến cục phía nam.

Cuối năm đã tới, trải qua thử thách chiến hỏa, không chỉ không làm suy sụp ngoại giao của Đại Tống, ngược lại còn khiến các nước xung quanh càng thêm xác nhận đại quốc Trung Nguyên này, lần lượt phái sứ thần đến tham gia Nguyên Đán triều hội đầu tiên sau khi Triệu Giai kế vị, ngoài ra còn có không ít thương nhân cũng đến đây.

Bởi vì Triệu Giai còn kiên định chính sách mở rộng giao thương hải ngoại hơn so với Tống Huy Tông, tích cực thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu giao thương giữa triều đình, dân gian đối với nước ngoài, vì vậy cuối năm nay là cuối năm thu hoạch của thương nhân trong thiên hạ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.2 /10 từ 10 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status