Bắc Tống phong lưu

Chương 560-2: Trời sinh ta tài tất hữu dụng


Cao Cầu nghĩ thầm nhi tử có thể làm được một công việc đàng hoàng nghiêm chỉnh kể cũng không tồi, lập tức chuyển giận thành mừng, quay sang Lý Kỳ nói:- Lý Kỳ, ta phó thác tiểu nhi cho ngươi. Ngươi cũng không cần cố kị gì cả, cần mắng thì cứ mắng, nếu nó không nghe lời, người cứ báo cho ta biết là được.

Cầu ca à, ông làm thế này cũng thật quá vô sỉ mà, ta vừa nói vậy, người liền lén quăng cục tai họa này cho ta, người làm ăn rốt cuộc vẫn cứ là người làm ăn, hiền lành quá là bị ức hiếp ngay. Lý Kỳ gượng gạo gật đầu:- Nha Nội thông minh tuyệt đỉnh, ngoan ngoãn lanh lợi, hạ quan rất tin tưởng vào cậu ấy.

Cao Nha Nội cười hì hì nói:- Lý Kỳ nói không sai.

Mọi người lại bật cười ha hả.

Bỗng nhiên, bên ngoài chợt vang lên tiếng chiêng.

Tống Huy Tông dường như bị giật mình, hỏi:- Xảy ra chuyện gì vậy?

Lý Kỳ vội nói:- À, đến giờ học rồi, tiếng chiêng này dùng để nhắc nhở học sinh và giáo viên biết đã đến giờ học.

Tống Huy Tông gật gù, bỗng nhiên tràn đầy hưng phấn nói:- Trẫm muốn đi xem thử Thái sư học phủ các ngươi dạy học ra sao. Chư vị cũng đi cùng trẫm nào.

- Vâng.

Đoàn người đi ra khỏi phòng viện trưởng, trước tiên là đến lầu dạy học tổng hợp. Họ lặng lẽ đi ra sau một phòng học, nhìn từ bên ngoài vào chỉ thấy những người ngồi trong phòng đều là những đứa trẻ chưa đầy tám tuổi, nam nữ đều có cả. Lúc này, giáo viên đang điểm danh, mỗi khi một học sinh nào đó báo danh, thầy giáo đều dùng phấn viết lên bảng đen dạy chúng cách viết tên mình.

Tống Huy Tông đúng là một nhà thư pháp lớn. Y nhìn chằm chằm chữ viết trên bảng tỏ vẻ đăm chiêu, một hồi lâu sau mới nói:- Phấn viết và bảng đen này đúng là những thứ tốt, nên phân cho các học viện khác nữa, đặc biệt là Thái học viện cũng nên dùng. Hơn nữa, trẫm cảm thấy việc dùng loại phấn này dường như sẽ tiềm tàng một loại thư pháp mới.

Thái Kinh gật gật đầu nói:- Hoàng thượng nói rất đúng, lão thần kỳ thật cũng có cảm giác này, mấy ngày trước còn ở nhà luyện viết chữ bằng phấn bảng, nhưng cũng chỉ mới hơi có chút thành tựu.

Tống Huy Tông nghe Thái Kinh nói vậy, càng thêm khẳng định suy nghĩ trong lòng, nói:- Lý Kỳ, lát nữa ngươi sai người mang phấn viết này vào trong cung, ngoài ra, bảo họ mang thêm cho trẫm một tấm bảng đen nữa.

- Vi thần tuân mệnh.

...

Đoàn người dạo một vòng quanh học viện tổng hợp đều chỉ thấy cảnh điểm danh, chẳng có gì thú vị bèn đi đến viện kỹ thuật. Họ đi đến trước cửa sổ bên trái một gian phòng học, chỉ thấy bên trong bày đầy các loại thực vật như nấm, đậu giác, cải xanh, vỏ quýt v.v... Hơn hai mươi học sinh đều là những đứa trẻ từ mười tuổi trở lên, dùng khăn bịt mắt, luân phiên nhau lên nếm thử từng loại nguyên liệu.

Tống Huy Tông lấy làm hiếu kỳ hỏi:- Bọn chúng đang làm gì vậy?

Lý Kỳ đáp:- À, họ đang chọn nhân tài để tuyển vào lớp huấn luyện trù sư.

Vương Phủ hơi tỏ vẻ khinh thường nói:- Nhân tài? Trù nghệ chẳng phải ai cũng có thể học sao?

Lý Kỳ cười nói:- Không sai, trù nghệ thì đúng là ai cũng có thể học được, nhưng càng học sâu càng cần tư chất bẩm sinh. Nếu không thì thế gian này nào phải chỉ có một Kim đao trù vương.

Tống Huy Tông cười khẽ, nói:- Nói rất đúng. Thế ngươi bắt bọn chúng bịt mắt nếm thử nguyên liệu để làm gì vậy?

Lý Kỳ đáp:- Việc này là để kiểm tra khả năng ghi nhớ mùi vị của bọn chúng. Vị giác đối với một trù sư mà nói hết sức quan trọng. Kì thực chúng đã được nếm thử trước một lượt các loại nguyên liệu này, sau đó thần lại bắt chúng bịt mắt nếm lại lần nữa, xem chúng có thể ghi nhớ được bao nhiêu loại nguyên liệu. Sau khi làm vậy, những người ưu tú sẽ được qua phía sau kiểm tra khả năng mài dao, cũng chính là kiểm tra lực tay của chúng. Người thông qua được cuộc kiểm tra này mới có tư cách vào lớp huấn luyện trù sư. Những người bị đào thải sẽ được đưa đến những lớp huấn luyện tiến hành kiểm tra năng lực ở các phương diện khác.

Tống Huy Tông kinh ngạc nói:- Không ngờ học trù nghệ cũng có nhiều rắc rối như vậy.

Lý Kỳ cười nói:- Bẩm hoàng thượng, Lý Thái Bạch từng nói, trời sinh ta tài tất hữu dụng. Chẳng ai lại kém cỏi ở tất cả mọi mặt, thể nào cũng có một mặt nào đó là sở trường. Ví như Nha Nội, tuy học hành thua kém người khác nhưng về tư chất đá cầu thì ai cũng rõ như ban ngày. Tương tự, trong thiên hạ này, người đi học nhiều như vậy, nhưng có thể dựa vào việc học hành để tiến bước trên con đường quan lộ cũng chỉ rải rác được mấy người, ngay cả những người có thể nuôi sống được bản thân, cũng chỉ là bộ phận thiểu số. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ không nỗ lực, mà chỉ do tư chất của họ trong lĩnh vực này chưa đủ mà thôi.

Tư chất này cũng giống như một cánh cửa vậy, ngươi đã bước không qua thì dù ngươi có nỗ lực cách mấy cũng không thể nào bước qua được, nhưng không bước qua được cánh cổng này, không đồng nghĩ với việc không thể bước qua được cánh cổng khác. Một số người làm thơ không hay, nhưng lại có thiên phú về hội họa, một số người không thể đá cầu, nhưng lại cỡi ngựa rất cừ, một số người học hành không giỏi, nhưng lại giỏi làm ăn buôn bán. Ba mươi sáu nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên, luôn có một con đường phù hợp với ngươi. Việc này cũng giống như xây nhà vậy, bất luận là miếu thờ hay tửu lâu, nền tảng đều giống nhau, biết chữ biết tính toán chính là nền tảng, về phần xây gì trên đó, thì tùy người mà khác nhau. Nhưng bất luận xây gì, chắc chắn vẫn là thứ Đại Tống ta cần, có cầu mới có cung mà.

- Chúng thần làm vậy, đơn giản là cố gắng tránh việc những học sinh này phải đi đường vòng, từ nhỏ đã dựa vào tư chất của chúng để xác định con đường của chúng sau này, để chúng có thể phát huy tối đa trong lĩnh vực sở trường của mình. Việc này bất luận là đối với bản thân chúng, hay đối với Đại Tống ta, đều là chuyện tốt.

Bài thuyết giảng thao thao bất tuyệt của hắn khiến đoàn người Tống Huy Tông lâm vào trầm tư. Hồi lâu sau, Tống Huy Tông mới khẽ gật đầu nói:- Không sai, ngươi nói không sai, nhân vô thập toàn, mỗi người đều có những ưu khuyết điểm riêng. Trẫm là vua một nước, phải biết dùng đúng người đúng chỗ, đặt mỗi người vào đúng vị trí của họ mới là việc quan trọng nhất, nếu không sẽ biến khéo thành vụng. Ba mươi sáu nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên, nói hay lắm, nói hay lắm.

Mọi người đồng thanh nói:- Hoàng thượng thánh minh.

Tống Huy Tông mỉm cười lắc đầu, bỗng nhiên vỗ vai Lý Kỳ, nói:- Nhưng Lý Kỳ này, ngươi xem lại bản thân mình đi, vừa biết nấu ăn ủ rượu, vừa biết vẽ tranh hội họa, lại còn có thể may y phục, ngay cả quản lý trường học cũng chẳng làm khó được ngươi, việc này nên giải thích thế nào?

Lý Kỳ thở dài nói:- Không giấu gì hoàng thượng, về điểm này, vi thần đã suy nghĩ hàng trăm lần mà vẫn không có lời giải đáp, mãi đến gần đây mới nghĩ thông suốt mọi việc. Hóa ra trên đời này vẫn có cái gọi là toàn tài.

Tất cả mọi người đều sửng sốt rồi khẽ bật cười.

Tống Huy Tông cười nói:- Theo trẫm thấy, ưu diểm lớn nhất của ngươi, chính là da mặt dày. Tìm khắp cả nước, chẳng ai so nổi với ngươi. Đương nhiên, da mặt dày cũng có ưu điểm của nó, đúng như ngươi nói, ba mươi sáu nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên.

Lý Kỳ tỏ vẻ cay đắng, thi lễ rồi trịnh trọng nói:- Bẩm hoàng thượng, vi thần còn một khuyết điểm như vậy, xin hoàng thượng hãy thu hồi lại câu nói ban nãy, giúp thần giữ lại khuyết điểm này, nếu không câu "nhân vô thập toàn" e là phải vứt đi rồi. Vi thần khấu tạ long ân.

Tống Huy Tông giật giật khóe miệng mấy cái, cố nén cười nói: - Được. Trẫm vì muốn giữ lại câu "nhân vô thập toàn" này mà thu hồi lại câu nói ban nãy.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.2 /10 từ 10 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status