Ma thiên ký

Chương 725: Ảo cảnh (hạ)

Dịch giả: nhatchimai

"Chỉ trách vi phu vô năng, hai năm liên tiếp đều không thể đỗ tiến sĩ. Thế nhưng ta đã hẹn cùng với vài tên thư sinh khác rồi, cùng đến một thư trai trong thị trấn ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi nửa năm nữa, cuối tháng là đi ngay. Thỉnh nương tử yên tâm, đợi ngày Liễu Minh giật được trạng nguyên tiến sĩ, áo gấm về nhà, sẽ cùng nàng và Phong nhi sống những ngày tốt lành." Nam tử trung niên ôm vợ vào lòng, thì thầm vào tai.

Nghe bảo muốn rời thôn làng vào huyện thành, rút cuộc cô gái không kiềm nổi sóng lòng xao động mà hai hàng nước mắt nóng hổi lặng lẽ chảy xuôi.

"Phu quân, chàng cứ yên tâm mà đi, chuyện nhà đã có thiếp chăm lo. Phong nhi cũng không còn bé nữa, cũng đã hiểu chuyện rồi, ngươi cứ an tâm đọc sách, sớm ngày nên công danh. Nhưng phu quân phải chăm lo cho sức khỏe nhiều hơn, ngàn vạn không được quá mức tiết kiệm, bạc đãi bản thân, sức khỏe kém đi thì dù có công danh được cái ích gì?" Người đàn bà khẽ cắn môi son, cố nén sự không đành, nức nở nói vậy.

"Nương tử yên tâm, vi phu đi lần này, một ngày không đạt tiến sĩ thì một ngày không hồi hương!" Nam tử nhẹ nhàng vỗ lưng vợ, ánh mắt kiên định thốt lên.

Người đàn bà nghe vậy sắc mặt trắng nhợt, môi mấp máy như muốn nói cái gì đó, rồi lại sợ ảnh hưởng quyết tâm của trượng phu nên đành phải giấu nỗi niềm bi thống trong nội tâm vào sâu đáy lòng, miệng cười đắng chát.

Bảy ngày sau, trên con đường nhỏ uốn lượn ngoài thôn trang có một người xách tai nải, áo vải màu trắng ôm chặt hai mẹ con lưu luyến không nỡ rời.

Nam tử ôm chặt vợ vào trong ngực, nhẹ nhàng hôn lên vầng trán, sau lại xoay người sờ lên đầu đứa con.

"Phong nhi, chăm sóc mẹ mi nhé, cha sẽ nhanh chóng trở về." Nam tử cố nén buồn rầu trong lòng, khẽ cười bảo.

"Cha, Phong nhi biết rồi, con và mẹ ở nhà chờ cha trở về." Đứa nhỏ gật đầu, ánh mắt kiên định thốt lên.

Nam tử lại vỗ nhè nhẹ đầu đứa nhỏ, khẽ cười một tiếng liền quay người đi ra cửa thôn, không quay đầu lại.

Bởi vì hắn sợ nếu ngoái lại sẽ mất dũng khí ra đi.

Vợ và con thủy chung nhìn mãi bóng lưng xa khuất lưu luyến không rời, thật lâu không rời đi, cho đến khi bóng người nhỏ dần, cuối cùng biến thành một chấm trắng, biến mất ở cuối con đường nhỏ.

Nửa tháng sau, trong một huyện thành nhỏ cách Liễu gia thôn mấy trăm dặm.

Lúc này đương giữa trưa, trên con đường lớn từ Tây sang Đông, đầu người lố nhố, âm thanh người buôn bán nhỏ ầm ĩ không dứt, cảnh tượng sầm uất ngựa xe như nước.

Một người đàn ông trung niên mặc áo vải màu trắng, tướng mạo thanh tú dáng vẻ thư sinh đang đeo túi xách, lê cái bóng đổ thật dài từ từ đi về hướng thư viện ở một góc rẽ con đường lớn.

Từ đó về sau, trong gian phòng của thư viện, cứ hàng đêm lại sáng lên ánh nến in hình một người cầm sách chăm chú nghiền ngẫm.

Nửa năm sau, trước bảng vàng lố nhố đầu người, những thanh âm chúc mừng xen lẫn âm thanh ai thán.

"Liễu huynh, đừng nản chí, năm nay không thi đậu thì sang năm còn có thể thi lại." Trong đám đông đó, một thư sinh mặc áo bào xanh đứng cạnh một nam tử mặc áo vải màu trắng thốt lên lời động viên.

"Ba năm cũng không thi đậu, Liễu mỗ thật sự là thẹn với người nhà." Người đàn ông mặc áo vải màu trắng buồn bã lắc đầu, lặng lẽ lách ra khỏi đám người.

Nửa tháng sau, ở Liễu gia thôn.

"Mẫu thân, có thư, là cha viết cho mẹ!" Đứa trẻ cầm cuốn thẻ tre, hưng phấn chạy vào trong ruộng lúa cao quá đầu.

Người đàn bà quần áo mộc mạc nghe vậy bèn dừng tay lại lau vào váy, sau đó vui vẻ nhận mớ thẻ tre trong tay đứa nhỏ rồi mở ra đọc.

Nhưng nụ cười trên mặt tan dần mà thay vào đó là sự ưu tư.

"Phong nhi, khả năng cha mi ở lại thị trấn thêm năm nữa, sang năm mới trở về." Cô cuộn lại mớ thẻ tre, gượng cười nói với đứa nhỏ.

Đứa nhỏ dường như hiểu chuyện chỉ lặng lẽ cúi đầu, không nói gì cả.

Trong nháy mắt, lại một năm trôi qua.

Trong năm đó, hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, cuộc sống cực kỳ gian khổ.

Trong nhà không có bàn tay đàn ông, thiếu mất trụ cột là sức lao động chủ yếu lại thêm ruộng nương hạn hán, thu hoạch chẳng được bao nhiêu, thu vào không kém hẳn bỏ ra, buộc người đàn bà đó cắn răng bán đi con trâu duy nhất còn sót lại để đổi chút ít ngân lượng, miễn cưỡng duy trì chi tiêu.

Nhưng lại thêm một cuốn thẻ tre giống như trước, có nghĩa là người đàn ông vẫn chưa đề danh bảng vàng, hai mẹ con vẫn phải đợi người đàn ông ấy áo gấm về nhà.

Cứ một lần chờ lại là ba năm ròng.

Trên chiếc giường cũ kỹ bên trong căn gỗ, bởi vì mấy năm liên tục mệt nhọc nên thành tật, rút cuộc người đàn bà nằm bẹp trên giường không dậy nổi, mà hiện thời trong nhà chẳng còn nổi một hạt gạo thừa, những gì có thể bán lấy tiền cũng đã bán sạch.

"Mẫu thân, có thư của cha!" Đứa nhỏ lại sốt sắng chạy vào trong phòng, nhào tới đầu giường, cao hứng hô lên.

Lúc này đứa nhỏ cũng đã mười hai tuổi, cơ thể cũng nẩy nở hơn hẳn ba năm trước, đã cao sáu thước ra dáng cao to không còn là đứa nhỏ ngày xưa nữa rồi.

"Khục... Khục..." Người đàn bà nghe vậy, mặt vui vẻ, miễn cưỡng nhúc nhắc người, nhưng lại thành ho khan không ngừng.

"Mẫu thân, mẹ không sao chứ." Đứa nhỏ vội vàng chúi xuống nâng mẹ nó dậy, ân cần hỏi han.

"Khục... Phong nhi, mấy năm qua mẹ cũng dạy cho mi không ít chữ rồi, lần này mẹ... Khục... Kiểm tra ngươi, ngươi giở ra đọc cho mẹ nghe đi." Người đàn bà ho nhẹ vài tiếng rồi lại nằm xuống tấm giát giường, giọng thều thào bảo.

"Liên Hi, vi phu vô dụng, sáu năm rồi không thể đỗ tiến sĩ, thật sự không còn thể diện quay về thôn gặp hương thân phụ lão. Nhưng ta nhớ thương nàng và Phong nhi vô cùng, hai người các ngươi gần đây khỏe không, mong thư trả lời. Mẹ, cha lại không..." Đứa nhỏ đọc đến dòng cuối, lúc đầu có chút hưng phấn thì dần thất vọng nhỏ tiếng.

"Phong nhi... Khục... Nhanh, nhanh lấy giấy bút ra hồi âm cho cha mi." Người đàn bà nghe vậy lo lắng hối thúc.

Nửa tháng sau, trong gian phòng thư viện ở thị trấn nhỏ, người đàn ông khuôn mặt tiều tụy trong bộ áo trắng cầm bức thư nhà, nhìn nét chữ non nớt do con mình viết thay cho ái thê tự viết.

"Phu quân, thiếp và Phong nhi vẫn mạnh khỏe, phu quân cứ việc yên tâm đọc sách là được, chúng ta ở nhà chờ chàng tiến sĩ trở về.

Phong nhi không chỉ đọc sách biết chữ mà thân thể cũng ngày càng cường tráng, hy vọng một ngày kia nó có thể rong ruổi sa trường, đền đáp quốc gia."

Như thế lại ba năm ròng trôi đi.

Một ngày, tại một ngôi mộ hoang tàn vắng vẻ, một thiếu niên dáng người to lớn, tay cầm một phong thư, trong mắt dâng lên từng trận phẫn nộ và đắng chát.

"Mẹ, vì sao người không cho ta nói với cha, mẹ đã bệnh nặng đến như thế mà còn bảo con lần nào cũng hồi âm rằng hai mẹ con ta vẫn mạnh khỏe, vì sao? Cha bỏ gia đình đã hơn tám chín năm đã từng một lần trở về thăm chúng ta, bây giờ mẹ bỏ đi rồi, cha vẫn còn chưa biết.

Năm nay cha lại thi trượt rồi, con thật không biết còn phải đợi bao lâu, tiến sĩ khoa cử trọng yếu như vậy sao, thậm chí trọng yếu đến mức bao năm như vậy cũng không trở về thăm thê tử với hài tử? Đến cùng cha còn muốn chấp mê bất ngộ tới khi nào!"

Vừa dứt lời, hai hàng nước mắt nóng hổi trào ra, nắm tay đấm mạnh xuống hòn đá ở gần tấm bia mộ.

"Ầm" một tiếng, trên tảng đá lớn xuất hiện một vết rạn, mà trên mu bàn tay gã thiếu niên tức thì dính đầy máu tươi.

Cùng lúc đó, trong thư viện ở thị trấn, Liễu Minh một thân áo bào trắng, mặt đầy râu ria còn đang tụng niệm không kể ngày đêm.

Chín năm qua, hắn đã quên mất khái niệm thời gian, dường như chỉ cần đọc sách sẽ không cảm thấy mệt mỏi chán chường, hàng ngày cứ đi dạo lại đọc sách.

Rút cuộc, đến năm thứ mười.

"Liễu huynh đệ, ngươi rút cuộc đậu tiến sĩ rồi, đạt được danh hiệu Thám Hoa."

"Trúng, trúng, rút cuộc trúng!" Hai tay Liễu Minh run rẩy cầm một tờ công văn, phía trên có hai chữ "Thám Hoa" thật to, phía dưới ghi tên tuổi, và ấn hình ngọc tỉ màu đỏ vuông vức chằn chặn.

Khẽ vuốt hàng mai lấm tấm tóc trắng, vuốt ve chỉnh trang chút dung nhan, hai hàng lệ đục không kiềm được tràn ra, tay chỉ lên trời cười ha hả.

Mấy ngày này, Liễu gia thôn tựa hồ đặc biệt náo nhiệt.

Con đường duy nhất đi qua thôn có một hàng người từ từ đi tới.

Người cầm đầu cưỡi trên lưng ngựa, một thân áo bào hồng đầu đội mũ quan cao, không cần nhiều lời đương nhiên là Thám Hoa năm nay, là Liễu Minh đó.

Đoàn người sau lưng, ai cũng mặc áo bào hồng, khua chiêng gõ trống rất tưng bừng.

"Liễu Thám Hoa, phía trước chính là Liễu gia thôn rồi." Mã phu dắt ngựa chỉ lên tấm biển nói với Liễu Minh.

Liễu Minh nhíu mắt lại nhìn rồi thả người từ trên lưng ngựa nhảy xuống.

"Ta muốn tự đi vào. Không ngờ một lần ra đi là những mười năm ròng, không biết Liên Hi và Phong nhi hiện giờ thế nào." Liễu Minh thốt lên, kềm chế hưng phấn trong lòng đi tới cửa thôn.

Nhìn cái biển cũ kỹ tàn tạ ở cửa thôn, Liễu Minh bước nhanh về nhà mình.

Trong thôn dường như vắng lặng hơn mười năm trước, tất cả đều đang háo hức chờ đợi ở cửa thôn, chỉ có vài lão nhân lớn tuổi ngồi ở cửa nhà mình loay hoay thu dọn chút lương thực trên mặt đất.

"Ngươi là, lão tam Liễu gia, ngươi đã trở về!"

Một bà già tóc bạc phơ đã quá sáu mươi nhìn Liễu Minh vài lần, dường như nhận ra Liễu Minh thốt lên có chút kích động, nhưng sau đó lại quay đi tựa hồ là nghĩ tới chuyện gì.

"Ngũ thẩm, mắt bà vẫn tốt đấy, là ta đã trở về, ta đã tiến sĩ Thám Hoa rồi. Ngũ thẩm sao thế, Liên Hi có khỏe không, Phong nhi đâu?" Liễu Minh nhìn thần sắc bà già, một cảm giác dâng lên trong lòng, vội vàng hỏi.

Lão phu nhân không nói chỉ cả mà chỉ khe khẽ lắc đầu, khẽ thở dài một tiếng.

Liễu Minh thấy thế, trong nội tâm đập nhộn, lập tức chạy vội về nhà không quay đầu lại.

Giống hệt như mười năm trước, ngang qua một ngọn tiểu sơn trong thôn, tại vùng đất trũng có một gian nhà gỗ nhỏ được dựng bằng các khúc gỗ tròn vừa to vừa thô.

Liễu Minh vận sức đẩy cánh cửa khép hờ thì thấy trong nhà rỗng tuếch.

Một căn phòng cũ nát đầy bụi bặm, dường như lâu lắm rồi không có người ở.

Trên bàn và dưới đất vương vãi mấy cái chậu gỗ trơ khấc, hiển nhiên là dùng để hứng nước dột khi trời mưa.

"Phong nhi, cha đã trở về." Liễu Minh thấy vậy, lớn tiếng kêu to.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.6 /10 từ 5 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status