Bắc Tống phong lưu

Chương 957-2: Bàn về Khinh trọng mậu (2)


Lý Kỳ cũng phản ứng lại, vội lách qua đề tài này, nói tiếp:

- Làm một thương nhân lương thực, ông ta đầu cơ tích trữ cũng không có gì đáng trách. Nhưng lương thực không giống với thương phẩm bình thường, nó có liên quan đến tính mạng, ngươi đối xử độc ác với dân chúng của mình như vậy thì không thể nói nổi rồi. Hơn nữa, có câu, giá lương cao thì tổn hại dân chúng, giá lương thấp thì tổn hại nông dân; dân tổn thương thì ly tán, nông tổn thương thì nước nghèo, chuyện này rất mâu thuẫn. Nếu muốn giải quyết, thì phải chuyển tình huống này sang các nước bên ngoài. Tích trữ lương thực của nước ngoài, đầu cơ bán lương thực nước ngoài. Vào mùa thu hoạch của Đại Tống ta và các nước khác, triều đình đồng thời tăng cường tích trữ, cũng có thể cổ vũ thương nhân thu mua lương thực của nông dân, thứ nhất có thể bảo đảm lương thực không bán tháo, thứ hai nếu nước ta xảy ra thiên tai cũng có thể bình tĩnh cứu nạn thiên tai, thứ ba một khi các quốc gia khác bùng nổ nguy cơ lương thực, thì giá cả sẽ tùy chúng ta định đoạt. Như vậy thươngnhân lương thực muốn nâng giá cao thế nào cũng được, những đại địa chủ kia cũng sẽ không phản đối chính sách mới của triều đình. Kiếm tiền của ai mà chẳng là kiếm, huống hồ kiếm tiền của nước khác chẳng phải sảng khoái hơn sao.

Tống Huy Tông nói:

- Làm như vậy phải chăng quá thất đức.

Lý Kỳ nói:

- Đại quan nhân, thử hỏi có bá chủ nào lại nói đạo đức với thần dân của nước khác không? Dân chúng của nước ta đều ủng hộ đại quan nhân là được. Hơn nữa, triều đình chỉ cần thao túng sau lưng, chuyện không nói đạo đức thì để thương nhân làm, dù sao thì thương nhân cũng thích làm những chuyện này. Chỉ cần khống chế tất cả lương thực, vậy tức là khống chết tất cả mọi người. Sách lược hòa bình của Đại Tống ta trước nay vô cùng chính xác, Đại Tống trong thời kỳ hòa bình thì không aiđịch nổi, bởi vì ngoài trừ chiến tranh thì hai loại thủ đoạn bá quyền là thương nghiệp và nông ngiệp đều nằm trong tay chúng ta. Hơn nữa, thật ra đầu cơ tích trữ lương thực của nước khác chỉ là bước đầu tiên mà thôi.

Thái Kinh ồ một tiếng nói:

- Vậy bước thứ ai là gì?

Lý Kỳ nói:

- Nếu bước thứ nhất thành công, vậy nông nghiệp của các nước khác chắc chắn sẽ rơi vào thời kỳ tồi tệ. Chúng ta có thể nhân cơ hội này phá hoại nông nghiệp của bọn họ, làm cho các nước nông nghiệp nhỏ như bọn họ trồng những loại rau cải và trái cây đặc sắc, lương thực thì do chúng ta trồng, đây cũng là Khinh trọng mậu mà ban nãy đề cập tới, cứ như vậy, chúng ta có thể khống chế bọn họ, đổi lấy bất cứ lợi ích gì mà chúng ta cần, bởi vì không có quốc gia nào có thể thoát khỏi lương thực cả.Thái Kinh nói:

- Nhưng tất cả những chuyện này đều dựa trên cơ sở đại Tống ta có lương thực sung túc.

Lý Kỳ gật đầu nói:

- Thái sư nói không sai, cho nên cùng lúc chúng ta làm suy yếu nông nghiệp của các nước khác thì cũng phải tăng cường phát triển nông nghiệp của Đại Tống ta, cổ vũ nữ tử tham gia tưới nước ruộng đồng, giảm bớt thuế nông nghiệp dư thừa, hơn nữa không lo thiếu lương thực. Giả như bây giờ quá nhiều thì trực tiếp bán cho thương lái lương thực. Khi lương thực trong tay bọn họ đầy đủ, thì có thể dùng một loạt thủ đoạn buôn bán của thương nhân để đẩy giá lương thực lên tận trời mà bán cho thương nhân nước ngoài. Giá lương rẻ, không tổn hại nông dân, giá lương cao, không tổn hại dân, thuế ít, lại có thể phú quốc cường dân, làm ít được nhiều.Tống Huy tông nói:

- Vậy ngươi nói xem chúng ta nên phát triển nông nghiệp thế nào đây.

Lý Kỳ nói:

- Trọng điểm chỉnh đốn nông nghiệp Giang Nam chính là cho nông dân Giang Nam được hưởng chế độ rộng rãi nhất. Đối với các phủ nha Giang Nam, sẽ dùng sản lượng lương thực làm tiêu chuẩn đầu tiên khảo hạch thành tích, yêu cầu trong thời gian ngắn nhất biến Giang Nam trở thành kho lúa lớn nhất thế giới. Mà ở phương bắc lại coi trọng phát triển kinh tế, thi hành chính sách mở cửa với thương nhân, triều đình có thể giúp đỡ các thương lái lương thực giao thương với nước khác, ra sức cổ vũ bọn họ nhập khẩu lương thực từ nước ngoài. Đối với các phiên quốc của Đại Tống ta, chúng ta thậm chí có thể phái thương nhân đến nước họ mua ruộng gieo trồng, toàn bộ lương thực đều vận chuyển về nước.Thật ra kế sách này của Lý kỳ đã suy nghĩ từ lâu rồi, ngoài trừ nguyên nhân địa lý, còn để phòng ngừa sự biến Tĩnh Khang. Nói về kinh tế, thương nhân cầm tiền là có thể chạy trốn, tổn thất không quá lớn. Nhưng ruộng đất thì không thể cầm đi được, một khi xảy ra chiến tranh, vậy tổn thất không thể nào tính được. Ngoài ra, phía bắc xảy ra chuyện, Giang Nam có thể bổ sung viện binh, chính vì như vậy, hắn mới nghĩ hết cách giảm bớt áp lực của dân chúng Giang Nam.

Thái Kinh, Lương Sư Thành nghe xong đều đã động tâm. Bọn họ đều là siêu cấp đại địa chủ, nếu triều đình bồi dưỡng thương lái lương thực, bọn họ chắc chắn cũng nằm trong số này. Vẫn là câu nói đó, nếu ngươi khống chế được lương thực, vậy ngươi có thể khống chế tất cả mọi người. Nếu ngươi có thể khống chế đa số lương thực của một quốc gia, vậy địa vị của ngươi sẽ càng được củng cố.

Thế nhưng vẻ mặt Tống Huy Tông vẫn do dự.Lý Bang Ngạn nói ra lo lắng trong lòng Tống Huy Tông:

- Cứ như vậy, sẽ có thể tạo thành hiện tượng dân giàu nước nghèo.

Câu này cũng không phải là bắn tiếng đe dọa, thu nhập mỗi năm của Đại Tống sở dĩ có thể tích lũy nhiều đời, nếu xét nguyên nhân chính là thuế. Nếu nói như Lý Kỳ, bỏ đi phần lớn tiền thuế, triều đình có thể sẽ xuất hiện dấu hiệu phá sản, bởi vì bổng lộc quan viên Tống triều cũng rất dọa người, hơn nữa Tống Huy Tông cũng không phải là một Hoàng đế cần kiệm.

Lý Kỳ ha ha nói:

- Triều đình có các nguồn tài nguyên quan trọng như muối, trà, rượu, lại nắm giữ tiền tệ thông dụng của các nước xung quanh, sao có thể nghèo được, chỉ cần có thể tẩy sạch quan trường, giải quyết hiện tượng tham nhũng, bỏ bớt những gánh nặng dư thừa, ngoài ra lại chỉnh đốn tiền tệ, tạo ra một loại tiền tệ giá trị ngang bằng hoặc caohơn tiền đồng, tăng cường tính lưu thông của tiền mặt. Như vậy, nghèo cũng là nước khác nghèo, không phải chúng ta nghèo. Triều đình chỉ cần căn cứ vào tình hình của chúng ta mà nhẹ nhàng thay đổi số lượng tích trữ tiền tệ, thì chẳng khác nào đạt được của cải vô hình, các nước xung quanh cũng sẽ vì chính sách của Đại Tống ta mà đặt hàng, ai bảo bọn họ cần tiền của chúng ta chứ, thử nghĩ mà xem, nếu lương thực và tiền tệ đều nằm trong tay chúng ta, vậy tức là tất cả tài bảo trên đời này sẽ rơi vào trong tay chúng ta, tạo phúc cho dân chúng của mình, sách nhiễu dân chúng nước khác. Thử hỏi “triều đình nghèo” như thế, dân chúng có thích không. Đại Tống ta cũng sẽ vì thế mà nhất thống giang hồ, không, nhất thống các nước, thiên thu muôn đời.

Vô sỉ! Quá vô sỉ! Có điều ta thích.

Tống Huy Tông vui như mở cờ trong bụng, bắt đầu ảo tưởng, nếu ta có thể cầmmột nắm tiền mua một trăm con dê của Tây Hạ, mà Tây Hạ lại dùng một ngàn quan để mua lá trà của ta, vậy đúng là quá hay, ha ha nói:

- Không tệ, không tệ, triều đình vẫn đang kiếm tiền, sao lại thiếu tiền chứ. Lý Kỳ, ngươi đúng là một gian thương không hơn không kém.

Câu này sao nghe thế nào cũng có chút quái lạ nhỉ. Lý Kỳ buồn bực nói:

- ẶcĐại quan nhân, ngài đang khen, hay đang chê vậy?

- Khen, khen, đương nhiên là khen, nếu thương nhân Đại Tống ta ai ai cũng giống như ngươi vậy, thì lo gì dân không giàu, nước không mạnh, ngươi là một gian thương trung quân ái quốc.

Sặc! Vậy cũng là gian thương mà!
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.2 /10 từ 10 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status