Uông Xưởng Công

Chương 256 : Chương 256KHÔNG BẰNG NGƯỜI

Uông Ấn nghĩ cô gái nhỏ bận rộn cũng tốt, bằng không ở trong nội trạch quả thực quá nhàm chán.

Uông Ấn và Phong bá nghĩ thật đơn giản nhẹ nhàng, nhưng trong lòng Diệp Tuy lại cực kì chấn động. Quản lý việc nhà từ trước tới giờ luôn là một chuyện quan trọng, nhất là ở phủ nhà họ Uông lại càng quan trọng hơn.

Đại nhân thực sự giao cho nàng, được sao?

Tuy nhiên, trước ánh mắt khẩn cầu của Phong bá, trước kỳ vọng của Uông Ấn, Diệp Tuy không thể từ chối. Cuối cùng nàng đành phải nhận, thầm hạ quyết tâm sẽ không phụ lòng tốt và… sự tin tưởng của hai người.

Sau đó, Diệp Tuy mới phát hiện mỗi ngày phủ đệ đều nhận được rất nhiều bái thiếp xin gặp. Theo như lời người gác cổng Ninh An nói, không cần trả lời những bái thiếp này, bởi vì xưởng công sẽ không tiếp bất cứ ai.

Một ngày nọ, Ninh An trình lên một tấm bái thiếp, không phải cho Uông Ấn mà là cho nàng.

Vừa thấy chữ ký trên tấm thiệp, Diệp Tuy thở dài.

Tấm thiệp này… của Bích Sơn Quân đưa tới.

Nét chữ ngay ngắn, cứng cáp. Nếu nét chữ là nết người thì người viết nhất định là một người kiên cường bất khuất.

Diệp Tuy nhớ đến dáng vẻ của Bích Sơn Quân, vẻ ngoài thanh nhã, anh tuấn và phóng khoáng với phong thái thoát tục.

Còn những khúc đàn của y có âm vang hùng tráng, mang theo khí phách hào hùng.

Bất kể là qua thư tay, vẻ ngoài hay đàn nhạc đều thể hiện y là người mang dáng vẻ chính nhân quân tử, nhưng thực tế không phải vậy.

Trải qua hai kiếp, Diệp Tuy đã biết phán đoán phẩm hạnh của một người, không thể đơn giản lấy tài nghệ, dung mạo làm tiêu chuẩn.

Bích Sơn Quân quả thật là kẻ tiểu nhân!

Không nói đến việc y là thầy dạy, trong nhà có thê thiếp xinh đẹp vậy mà còn tằng tịu với công chúa Hi Bình. Chỉ nói đến việc vì công chúa Hi Bình mà y đã lợi dụng hai học trò của mình là Cố Thanh Huy và Mục Nghị, không những bày mưu đặt bẫy khiến hai nàng ấy mất mạng, còn khiến hai nhà Cố, Mục tan cửa nát nhà. Điều đó đã đủ để người đời chửi rủa rồi.

Bất luận là ai thì cũng có giới hạn, người làm thầy kẻ khác càng phải như vậy. Thế mà Bích Sơn Quân lại vì một công chúa Hi Bình, vì dục vọng yêu hận của bản thân mà bỏ đi sự trung nghĩa với quốc gia.

Bích Sơn Quân gửi bái thiếp đến chắc hẳn là để cầu xin cho công chúa Hi Bình. Dựa vào cái gì mà vẫn còn mặt mũi cầu xin cho nàng ta?

Dạy học hay truyền thụ đạo nghĩa, Bích Sơn Quân đều không làm được, chẳng đáng mặt thầy, cũng không đáng được tôn trọng.

Thế nên, đương nhiên Diệp Tuy sẽ không nhận tấm bái thiếp này.

“Từ chối, về sau không cần trình thiệp của Bích Sơn Quân lên nữa.” Diệp Tuy dặn Ninh An.

“Vâng, phu nhân.” Ninh An cung kính đáp.

Y chưa hề nói mấy ngày nay Bích Sơn Quân vẫn luôn canh chừng bên ngoài phủ, có điều không dám tới gần, chỉ đứng đợi ở xa xa, cách một, hai ngày lại dè dặt hỏi Đốc chủ phu nhân đã về phủ chưa.

Sau khi Ninh An rời đi, Diệp Tuy cho gọi Triệu Tam Nương đến để hỏi thăm tình hình Bích Sơn Quân hiện giờ.

Y vẫn có thể gửi bái thiếp đến phủ nhà họ Uông, chắc là chưa bị xử phạt gì?

Triệu Tam Nương không theo Diệp Tuy đi đến đỉnh Xu Vân mà ở lại Kinh Triệu dưỡng thương, nhân tiện nghe ngóng thu thập tin tức ở Kinh Triệu cho Diệp Tuy.



“Sau khi chuyện thông dâm với công chúa Hi Bình bị lộ ra, thanh danh của Bích Sơn Quân coi như mất sạch. Khuê Học Kinh Triệu lấy lý do đạo đức người thầy có vết nhơ đã đuổi y ra khỏi Khuê Học. Hiện tại Bích Sơn Quân không còn là viện trưởng viện Cầm nữa rồi…” Triệu Tam Nương kể chi tiết.

Mặc dù tài chơi đàn của Bích Sơn Quân phi phàm, nhưng chuyện giữa y và công chúa Hi Bình quá ầm ĩ, mọi người ở Kinh Triệu đều biết cả.

Hơn nữa, cảnh y và công chúa Hi Bình “điên đảo long phượng” lúc đó lại bị rất nhiều người chứng kiến. Một số kẻ lắm chuyện còn biến nó thành thoại bản cực kì ướt át, ngay cả hình dạng kích thước “cái đó” của Bích Sơn Quân cũng được miêu tả vô cùng chi tiết.

Với tình hình ấy, các phu nhân ở Kinh Triệu đương nhiên là không thể khoan nhượng nữa. Họ cùng thỉnh cầu Sơn trưởng Tạ Phượng Trì, tỏ ý dứt khoát không thể chấp nhận người như Bích Sơn Quân làm tiên sinh Khuê Học, tránh cho các con gái của họ bị ảnh hưởng.

Tiên sinh dạy bảy kỹ nghệ Cầm, Kỳ,Thi, Họa, Soạn, Tú, Sách ở Khuê Học, không chỉ là những người có tài năng cao siêu mà còn phải có phẩm hạnh cao quý. Bích Sơn Quân gây ra chuyện tai tiếng như vậy, Tạ Phượng Trì đương nhiên thuận theo thỉnh cầu của các phu nhân, đuổi y ra khỏi Khuê Học.

Người tiếp quản viện Cầm ở Khuê Học hiện giờ là Lâm cầm sư, được gọi Thanh Trúc tiên sinh.

“Vậy còn hai đệ tử ruột của Bích Sơn Quân thì sao?” Diệp Tuy hỏi đến Cố Thanh Huy và Mục Nghị.

Có lẽ Cố Thanh Huy và Mục Nghị cũng không ngờ người thầy mà họ tôn kính và tin tưởng lại dan díu với công chúa Hi Bình, dĩ nhiên khó bề chấp nhận được.

Có điều, sau khi Bích Sơn Quân bị đuổi ra khỏi Khuê Học, họ vẫn giữ lại tình cảm thầy trò, cho y không ít bạc, còn sắp xếp để y rời khỏi Kinh Triệu và viết thư khen ngợi tài nghệ chơi đàn của y, tiến cử y với một thương nhân giàu có ở Giang Nam.

Lá thư tiến cử bị bề trên của hai nhà Cố, Mục chặn lại, hơn nữa còn bắt buộc hai người họ không được tiếp tục qua lại với Bích Sơn Quân, cắt đứt liên lạc.
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá: 8.6 /10 từ 631 lượt.
loading...
DMCA.com Protection Status